Ôn thi giữa học kỳ I: Kiến thức trọng tâm cần nhớ môn Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức

0

Để thuận tiện hơn trong việc ôn tập chuẩn bị thi giữa kỳ của các em học sinh lớp 10 học theo bộ sách Kết nối tri thức môn Ngữ văn lớp 10, HOCMAI gửi dến các em bộ tài liệu kiến thức trọng tâm được hệ thống lại một cách khoa học dễ hiểu nhất, chúc các em học tập thật tốt môn Ngữ văn 10!

 

I. Hệ thống kiến thức cần nhớ

1. Kiểu văn bản, thể loại và hệ thống văn bản

1.1. Ôn tập kiến thức về kiểu văn bản

Kiểu văn bản Khái niệm Đặc điểm Văn bản 
Truyện kể Truyện kể được tạo thành bởi mạch kể các sự kiện, thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật.
  • Cốt truyện.
  • Sự kiện.
  • Người kể truyện.
  • Nhân vật.
  • Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới.
  • Tản Viên từ Phán sự lục (Nguyễn Dữ).
  • Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
  • Tê-dê (Thần thoại Hy Lạp, Edith Hamilton).
Thơ và thơ trữ tình  Thơ là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định. 

Thơ trữ tình là loại tác phẩm thơ thường có dung lượng nhỏ, thể hiện trực tiêp cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

  • Nhân vật trữ tình.
  • Hình ảnh thơ.
  • Vần thơ.
  • Nhịp điệu.
  • Nhạc điệu.
  • Đối.
  • Thi luật.
  • Thể thơ.
  • Chùm thơ hai-cư Nhật Bản.
  • Thu hứng (Đỗ Phủ).
  • Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử).
  • Cánh đồng (Ngân Hoa).
Văn bản nghị luận  Văn bản nghị luận là loại văn bản thực hiện chức năng thuyết phục thông qua một hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.
  • Luận đề.
  • Luận điểm.
  • Lí lẽ, bằng chứng.
  • Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung).
  • Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải).
  • Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt).
  • Thế giới mạng và tôi (Nguyễn Thị Hậu).

 

1.2. Một số thể loại cụ thể 

Thể loại Khái niệm Đặc điểm
Thần thoại Là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất kể về thế giới thần linh, thể hiện quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người xưa.

Căn cứ vào chủ đề, chia thần thoại thành 2 nhóm: Thần thoại suy nguyên và thần thoại sáng tạo.

  • Cốt truyện đơn tuyến hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn. 
  • Nhân vật chính là các vị thần hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên. 
  • Chức năng của nhân vật: Lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin và khát vọng của con người cổ xưa.
  • Gắn với thời gian phiếm chỉ, không gian vũ trụ nhiều cõi.
Thơ hai-cư Hai-cư là thể thơ truyền thống trong văn học Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, bài thơ ngắn gọn, hàm súc, gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 gồm 5 âm tiết, dòng 2 có 7 âm tiết). 
  • Thơ hai-cư thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên.
  • Hình ảnh thơ trong sáng, nhẹ nhàng, đậm tính tượng trưng.
  • Cấu tứ quanh một phát hiện mang tính chất “bừng ngộ” về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, sự tương thông giữa thế giới và con người.
Thơ Đường luật Thơ Đường luật còn gọi là thơ cận thể. Đó là thể thơ ngũ ngôn hay thất ngôn làm theo những nguyên tắc thi luật được đặt ra từ thời Đường.

Thơ Đường luật thường có 3 dạng chính: Thơ bát cú (8 câu), thơ tuyệt cú (4 câu), thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật).

  • Mô hình thi luật chặt chẽ, hướng tới sự cân đối, hài hòa về cấu trúc, phản ánh cảm quan về vũ trụ của người Trung Quốc thời Trung đại (vũ trụ là một thể thống nhất).
  • Ngôn từ: Tạo cách biểu đạt tinh tế, gợi ra nhiều liên tưởng, ý nghĩa bằng vốn từ hữu hạn, quen thuộc.
  • Cấu tứ: Xây dựng tứ thơ theo mối quan hệ tương đồng hoặc đối lập, tả ít gợi nhiều, tả gián tiếp hơn là trực tiếp, từ đó, mở ra không gian cho người đọc tự cảm nhận.

 

1.3. Hệ thống kiến thức về tác phẩm

Bài Văn bản Nội dung Nghệ thuật
Bài 1 

– 

Sức hấp dẫn của truyện kể

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới (Thần thoại Việt Nam)
  • Thần trụ trời đắp cột chống trời, tách trời và đất.
  • Thần Sét theo lệnh Ngọc Hoàng, trị tội muôn loài bằng cây búa đá, tạo nên sấm, sét.
  • Thần Gió Dùng cây quạt thần, tạo gió, lốc, bão.

→ 3 vị thần mang chức năng sáng tạo thế giới và là hiện thân cho sức mạnh tự nhiên phi thường.

→ Cách lí giải, nhận thức về sự hình thành thế giới về các hiện tượng tự nhiên.

  • Nhân vật có tầm vóc, hình dạng, sức mạnh lớn lao, khác thường; có chức năng gắn với công việc tạo dựng nên vũ trụ hoặc tạo ra hiện tượng tự nhiên.
  • Thủ pháp cường điêu, kết hợp các chi tiết tả thực và tưởng tượng.
Tản Viên từ Phán sự lục (Nguyễn Dữ) Qua câu chuyện Tử Văn đốt đền vì không chịu sự nhũng nhiễu của hồn ma tên bại tướng trong dân gian, quyết không chịu nhún nhường kể cả khi phải đối chất với Diêm Vương ở Minh ti, truyện nêu gương kẻ sĩ biết sống ngay thẳng, bảo vệ lẽ phải, cương trực và không chùn bước trước những điều bạo ngược, xấu xa.
  • Yếu tố kì ảo.
  • Lời bình cuối truyện.
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Huấn Cao là một kẻ sĩ tài hoa và khí phách, bị quy kết là phản nghịch nên phải nhận án chém. Quan quản ngục lại là người ngưỡng mộ cái tài của thầy Huấn từ lâu, khát khao được xin một bức thư pháp trước ngày tử tù bị hành quyết. Nhận ra tấm lòng của viên quan cai ngục, Huấn Cao khuyên ông nên từ bỏ chốn tăm tối để giữ lấy đời sống thanh cao, trong sạch.

Qua sự chuyển đổi vai trò của các nhân vật trong truyện: Người tử tù Huấn Cao – người cho chữ và Viên quan coi ngục – người xin chữ, Nguyễn Tuân đưa ra quan niệm về nghệ thuật, cái đẹp, cái thi

  • Yếu tố tương phản.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật, khắc họa không gian.
Tê-dê (Trích Thần thoại Hy Lạp, Edith Halminton) Hành trình đi tìm vua cha, tiêu diệt quái vật, lên ngôi và chinh phục thành bang đã bộc lộ ở Tê-dê nhữn phẩm chất anh hùng: mạnh mẽ, dũng cảm, nhân ái và dân chủ. Xây dựng nhân vật Tê-dê, người Hy Lạp cổ đại cũng thể hiện quan niệm về người anh hùng: hành động theo tinh thần chính nghĩa và lòng nhân ái.
  • Tình huống truyện li kì, hấp dẫn.
  • Hình tượng nhân vật anh hùng.
Bài 2 

Vẻ đẹp của thơ ca 

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
  • Bài số 1: Không gian “chiều thu” vừa làm nền cho sự vật, vừa là trạng thái được gợi lên từ sự phối hợp tối giản của hình ảnh “cành khô”, “cánh quạ”. Bài thơ cũng gợi mở trạng thái tâm hồn của nhân vật trữ tình khi quan sát, cảm nhận được bản chất của thế giới xung quanh.
  • Bài số 2: Phát hiện của nhà thơ về sự vật thiên nhiên và sự ngỡ ngàng, bối rối khi nhận thức được sự liên đới giữa những sinh thể vô tri trong cuộc sống.
  • Bài số 3: Qua hành trình của con ốc nhỏ trèo lên đỉnh núi Phu-gi, nhà thơ bày tỏ chiêm nghiệm về các mối tương quan trong cuộc sống và việc thực hiện những hành trình của cuộc đời với tâm thế an nhiên, thái độ không vội vã.
  • Thể thơ hai-cư.
  • Bài thơ ngắn, ít chữ, cô động
  • Sử dụng bút pháp chấm phá, chừa nhiều khoảng trống để người đọc liên tưởng, tưởng tượng.
  • Hình ảnh thơ mới, không có đặc điểm tạo hình đặc biệt.
Thu hứng (Đỗ Phủ)
  • Khung cảnh thiên nhiên mùa thu và cảnh sống sinh hoạt của những người dân nơi xa quê.
  • Tâm trạng nhớ mong quê nhà và tấm lòng của nhà thơ trước những biến loạn của thời thế.
  • Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (chữ Hán).
  • Tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng.
Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)
  • Những trạng thái, biến chuyển của thiên nhiên mùa xuân được quan sát và miêu tả tinh tế.
  • Tâm hồn nhạy cảm, khát khao giao cảm với cuộc đời những cũng luôn trăn trở, suy tư khi nhận thức được quy luật của cuộc sống của nhà thơ.
  • Sự phối hợp màu sắc. 
  • Biện pháp tu từ đa dạng.
  • Nhịp thơ linh hoạt: 4/2 và 2/2/3.
  • Sử dụng từ láy, câu đặc biệt
Bản hoà âm ngôn từ trong “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư (Chu Văn Sơn) Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng thu” (Lưu Trọng Lưu) qua những phân tích về phương diện nhạc tính của ngôn từ: Nhan đề, đặc điểm hình thức, nội dung và tình cảm, cảm xúc của thi sĩ.
  • Luận điểm rõ ràng, mạch lạc.
  • Lời văn kết hợp tính khoa học và tính thẩm mĩ.
Cánh đồng (Ngân Hoa)
  • Sự tiếp nối, chuyển hóa của các sự vật thiên nhiên trong bức tranh mùa xuân căng tràn sự sống.
  • Khao khát cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.
  • Thể thơ tự do.
  • Biện pháp tu từ điệp ngữ.
  • Sự chuyển hóa của các hình tượng nghệ thuật.
Bài 3 

– 

Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận

Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Trích – Thân Nhân Trung) Bài viết hướng tới nhà vua, những người đã đỗ đại khoa qua các kì thi và những người xem bia đá, nêu lên sự đãi ngô của triều đình đối với kẻ sĩ, vinh danh những người đã đỗ đại khoa và đề cao vai trò của “hiền tài” đối với vận nước, quốc gia.
  • Phép liệt kê.
  • Từ ngữ mang sắc thái trang trọng.
  • Lập luận rõ ràng, mạch lạc.
Yêu và đồng cảm (Trích – Phong Tử Khải) Sự phát hiện những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ  và tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
  • Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
  • Kết hợp nghị luận với yếu tố tự sự.
  • Các phương tiện liên kết được sử dụng hiệu quả.
Chữ bầu lên nhà thơ (Trích – Lê Đạt) Quan niệm của tác giả về thơ, nghề thơ, hoạt động sáng tạo thơ ca.
  • Sử dụng nhiều câu văn ngắn, trình bài độc đáo.
  • Biện pháp ẩn dụ.
  • Cách nêu luận điểm độc đáo, sử dụng dẫn chứng hiệu quả.
Thế giới mạng và tôi (Trích – Nguyễn Thị Hậu) Trải nghiệm, cách nhìn nhận về thế giới mạng của tác giả. Định hướng thái độ cần có khi sử dụng mạng và tham gia vào thế giới mạng.
  • Tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên, tạo cảm giác đối thoại trực tiếp với người đọc.
  • Sử dụng nhiều kí hiệu gạch chéo, tiếng lóng, từ tiếng Anh gắn với Internet.

 

2. Thực hành tiếng Việt

– Sử dụng từ Hán Việt

+ Nhận biết và giải thích nghĩa của từ Hán Việt trong câu văn, đoạn văn.

+ Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt.

+ Chỉ ra và chỉnh sửa được lỗi dùng từ Hán Việt trong câu, đoạn văn, văn bản.

– Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa

+ Lỗi dùng từ bao gồm: Lỗi lặp từ, lỗi dùng từ không đúng nghĩa, lỗi dùng từ không đúng phong cách của kiểu, loại văn bản.

+ Lỗi về trật tự từ: Các từ trong cụm từ, câu tiếng Việt không được sắp xếp theo đúng trật tự quy tắc.

– Lỗi mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa 

+ Lỗi mạch lạc: Các câu trong một đoạn văn, các đoạn văn trong văn bản không hướng về cùng một chủ để/một nội dung bao trùm hoặc không được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Lỗi liên kết: Các câu trong một đoạn văn, các đoạn văn trong một văn bản không được kết nối chặt chẽ với nhau trên phương diện hình thức ngôn ngữ. Biểu hiện ở các phép liên kết (lặp, nối, thế…) không được sử dụng trong trường hợp cần thiết hoặc bị dùng sai.

 

3. Viết

– Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)

+ Kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện được sử dụng khi người đọc muốn chia sẻ những quan điểm, cảm nhận về một truyện kể. Ở dạng bài viết này, người viết cần làm rõ chủ đề của truyện và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm đó.

+ Yêu cầu:

  • Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả,…) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm.
  • Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính).
  • Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.
  • Đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
  • Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

– Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

+ Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ đòi hỏi sự chặt chẽ trong lập luận, sự sáng rõ, sắc nét của luận điểm và sự mạch lạc trong tổ chức bài viết. Căn cứ vào tri thức về đặc trưng thi ca, người viết cần triển khai những phân tích, đánh giá thuyết phục. Mặt khác, cũng cần thể hiện những rung cảm, tưởng tượng của mình khi chiếm lĩnh tác phẩm.

+ Yêu cầu:

  • Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ; lí do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá).
  • Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,…)
  • Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

– Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm

+ Kiểu bài luận thuyết phục được sử dụng khi chúng ta mong muốn đạt được sự đồng thuận của người khác đối với các vấn đề trong đời sống xã hội. Để viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm, cần nắm vững cách triển khai bài văn nghị luận và chứng tỏ hiểu biết, sự cảm thông, niềm tin vào điều mình đang hướng tới.

+ Yêu cầu: 

  • Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.
  • Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm đó đối với cá nhân và cộng đồng.
  • Nêu những giải pháp mà người được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp.

 

4. Nói và nghe 

– Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện

+ Yêu cầu: 

  • Nêu được tên truyện, tên tác giả; khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
  • Trình bày được các nhận định, đánh giá về tác phẩm truyện một cách thuyết phục: nêu luận điểm 

– Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ 

+ Yêu cầu:

  • Cung cấp được các thông tin chung về bài thơ một cách ngắn gọn: nhan đề bài thơ, tác giả, đề tài, thể thơ.
  • Thể hiện được niềm hứng thú của bản thân đối với tác phẩm thơ.
  • Nêu lên quan điểm cá nhân về vấn đề thuyết trình, thuyết phục được người nghe và đẳ câu hỏi để mời gọi thảo luận.
  • Thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm thơ.

– Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

+ Yêu cầu:

  • Xác định rõ vấn đề cần thảo luận.
  • Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận (những ý kiến đã nêu, những điều đã được làm rõ/cần trao đổi thêm,…)
  • Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu. 
  • Nêu được quan điểm, nhận định của bản thân về vấn đề (góc nhìn riêng và những phân tích, đánh giá cụ thể).
  • Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.

 

II. Những sai lầm thường gặp

1. Lỗi dùng từ Hán Việt không đúng nghĩa

1.2 Nguyên nhân và ví dụ

– Nguyên nhân:

+ Nhầm lẫn về nghĩa của từ.

Ví dụ: Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích. 

Lỗi sai: “Trí thức”: người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.

Sửa lại: Thay từ “Trí thức” bằng “Tri thức”: những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội (nói khái quát).

+ Hiểu sai nghĩa của các yếu tố cấu tạo từ: 

Ví dụ: Thói quen học tập kiểu “nước đến chân mới nhảy” là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

Lỗi sai: “Yếu điểm” nghĩa là điểm quan trọng nhất.

Sửa lại: Thay từ “Yếu điểm” bằng từ “Điểm yếu”: Điểm hạn chế, yếu kém.

+ Sử dụng từ không phù hợp với ngữ cảnh dẫn đến thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng. 

Ví dụ: Con cái cần phải nghe lời giáo huấn của cha mẹ.

Lỗi sai: Từ “giáo huấn” có sắc thái trang trọng, không phù hợp với lời nói trong đời sống hằng ngày.

Sửa lại: Thay từ “giáo huấn” bằng từ “dạy bảo”.

 

1.2 Bài tập tự luyện

Chỉ ra và giải thích nghĩa các từ Hán Việt trong bài thơ Thăng Long hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan. 

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn chau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

Hướng dẫn giải bài tập tự luyện

Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích:

  1. Thăng Long: Rồng bay.
  2. Hoài cổ: Nhớ về quá khứ.
  3. Tạo hóa: Đấng linh thiêng tạo ra muôn vật.
  4. Hý Trường: Nơi diễn ra những trò vui, giải trí (như “rạp hát”).
  5. Tinh sương: Từ chỉ một năm (tinh: sao, sương: sương; người xưa quan niệm cứ một năm, mỗi ngôi sao sẽ di chuyển một vòng quanh bầu trời và sương cũng một năm trở lại một lần, vậy tinh sương được coi là hoán dụ cho thời gian một năm).
  6. Thu thảo: Cỏ mùa thu.
  7. Lâu đài: Tòa thành cổ.
  8. Tịch dương: Mặt trời buổi chiều, hoàng hôn.
  9. Tuế nguyệt: Năm tháng, thời gian.
  10. Tang thương: Chỉ sự tiều tụy, khốn khổ khiến đau xót, thương tâm.
  11. Kim cổ: Xưa nay.
  12. Đoạn trường: Chỉ sự đau đớn như đứt từng khúc ruột.

 

2. Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ 

2.1 Nguyên nhân và ví dụ

– Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: Do người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng, nhất là các thành ngữ, từ Hán Việt, thuật ngữ khoa học.

Ví dụ 1:  “Trời lạnh, An vẫn mặc áo phong thanh”

Lỗi sai: Từ dùng sai trong câu trên là từ: Phong thanh, mắc phải lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Phong thanh”là tính từ thể hiện sự thoáng nghe được, thoáng biết được, chưa thật rõ ràng, chưa chắc chắn. Từ này không phù hợp với ngữ cảnh của câu, cần thay “phong thanh” thành “phong phanh” sẽ hợp lí hơn.

Sửa lại: “Trời lạnh, An vẫn mặc áo phong phanh.”

– Lỗi dùng từ không đúng phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bản: Do người viết chưa ý thức được những ràng buộc của ngữ cảnh hay tính đặc thù của kiểu, loại văn bản, dẫn đến lựa chọn từ ngữ không phù hợp, làm giảm hiệu quả giao tiếp.

Ví dụ 2: “Bài thơ có nhiều lối diễn đạt hơi bị lạ so với ngôn ngữ thông thường.”

Lỗi sai: Cụm từ “hơi bị lạ” có tính khẩu ngữ, không phù hợp với nội dung biểu đạt của câu.

Sửa lại: “Bài thơ có nhiều lối diễn đạt khác lạ so với ngôn ngữ thông thường”.

– Lỗi trật tự từ: Chưa thực hiện đúng quy tắc sắp xếp trật tự từ trong cụm từ hay câu tiếng Việt.

Ví dụ 3: “Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp kiên cường, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt.”

Lỗi sai: Từ “kiên cường” có thể bị hiểu nhầm là phần bổ sung ý nghĩa cho “thực dân Pháp”, các từ ngữ bị sắp xếp sai trật tự khiến nghĩa của câu bị thay đổi trong khi người viết muốn diễn đạt ý “cuộc đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp…”. 

Sửa lại: “Trong cuộc đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt.

2.2 Bài tập tự luyện

Phát hiện lỗi về trật tự từ trong câu sau và lựa chọn cách chỉnh sửa phù hợp:

(1) “Công thức đua xe 1 là môn thể thao tốc độ chuyên về đua xe hơi bánh hở.”

(2) “Ngoài thế vận hội Olympic, Cúp thế giới bóng đá (World Cup) là ngày hội thể thao thu hút được sự quan tâm của đông đảo người yêu thể thao.”

9(3)“Văn hóa ứng xử chịu sự mạnh mẽ chi phối từ nền tảng văn hóa của cá nhân và chuẩn mực xã hội.”

Hướng dẫn giải bài tập tự luyện

 

(1)“Môn thể thao tốc độ chuyên về đua xe hơi bánh hở” được gọi là “Đua xe công thức 1”. Cụm từ “Công thức đua xe 1” biểu thị ý nghĩa cho một quy ước, phương pháp để đua xe thay vì gọi tên một môn thể thao.

(2)“Cúp thế giới bóng đá” có thể hiểu là danh hiệu dành cho một số bộ phận, con người thuộc bộ môn thể thao đá bóng nói chung. “Cúp bóng đá thế giới” là tên gọi của một giải thi đấu bóng đá diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. 

(3)Căn cứ vào cấu trúc của cụm từ: “sự mạnh mẽ chi phối từ…”. Từ “sự” có chức năng danh từ hóa hoạt động hoặc tính chất được kết hợp phía sau nó. Tuy vậy, từ “chi phối” không thể trở thành phụ ngữ do không bổ sung về mặt ý nghĩa cho từ “mạnh mẽ”. Kết hợp cụm từ đúng ngữ pháp ở đây là: “chịu sự chi phối mạnh mẽ từ nền tảng văn hóa của cá nhân và chuẩn mực xã hội”.

3. Lỗi mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản

3.1 Nguyên nhân và ví dụ

– Lỗi mạch lạc: 

+ Lạc chủ đề

+ Tiếu hụt chủ đề

+ Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự hợp lý 

Ví dụ: “(1) Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những câu chuyện có nội dung vô cùng phong phú và giàu đẹp của người Hy Lạp cổ đại về các vị thần và các anh hùng.  (2) Trong quá trình tồn tại và phát triển, kho tàng thần thoại này có nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp. (3) Nhiều câu chuyện góp phần giải thích nguồn gốc của thế giới cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo. (4) Những gì còn lưu giữ được hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất. (5) Điều này cho thấy giá trị quý báu cũng như sức sống bền bỉ của kho tàng thần thoại Hy Lạp cổ xưa.”  

Lỗi sai: Câu (3) và câu (5) tập trung làm rõ chủ đề ở câu (1), câu (2), (4) không phục vụ trực tiếp cho chủ đề đoạn văn: Giá trị nội dung của “Thần thoại Hy Lạp”.

Sửa lại : Bổ sung thêm nội dung có liên quan đến chủ đề chính của đoạn văn ở các câu thiếu hụt chủ đề. Đoạn văn được chỉnh sửa: “Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những câu chuyện có nội dung vô cùng phong phú và giàu đẹp của người Hy Lạp cổ đại về các vị thần và các anh hùng. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nội dung cốt truyện thần thoại này có nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp. Nhiều câu chuyện góp phần giải thích nguồn gốc của thế giới cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, những câu chuyện còn lưu giữ được hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất. Điều này góp phần thể hiện giá trị quý báu cũng như sức sống bền bỉ của kho tàng thần thoại Hy Lạp cổ xưa.” 

– Lỗi liên kết: 

+ Thiếu phương tiện liên kết.

+ Dùng sai phương tiện liên kết. 

Ví dụ: “(1) Muốn hoàn thành tốt một công việc, cần cù là yếu tố không thể thiếu. (2) Điều quan trọng nhất vẫn là thói quen tư duy giải quyết vấn đề. (3) Người ta chỉ biết lao vào công việc, làm tới đâu sửa tới đấy rồi mới tiến bộ, thì rất mất thời gian. (4) Khi phát huy được tư duy giải quyết vấn đề, dành thời gian suy nghĩ tìm ra giải pháp, thì hiệu quả công việc mới được cải thiện đáng kể.” 

Lỗi sai: Thiếu phương tiện liên kết 

Sửa lại: “Muốn hoàn thành tốt một công việc, cần cù là yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thói quen tư duy giải quyết vấn đề. Nếu người ta chỉ biết lao vào công việc, làm tới đâu sửa tới đấy rồi mới tiến bộ, thì rất mất thời gian. Do đó, khi phát huy được tư duy giải quyết vấn đề, dành thời gian suy nghĩ tìm ra giải pháp, thì hiệu quả công việc mới được cải thiện đáng kể.” 

 

3.2 Bài tập tự luyện

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

“(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc.

(2) Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. (3) Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.”

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Tìm vị trí phù hợp trong đoạn trích cho câu sau: “Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc”.

Hướng dẫn giải bài tập tự luyện

Đọc và xác định nội dung chính của các câu trong đoạn trích:

-(1): Cần đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử 

-(2): Lịch sử giúp ta tự hào và tin tưởng vào truyền thống, hy vọng vào tương lai

-(3): Cần học lịch sử để đón nhận và tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm, thông tin

Câu được trích dẫn và cần tìm vị trí đề cập hai khía cạnh về lịch sử: “truyền dạy về nguồn gốc” và “tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta”. Câu này tổng kết ý đã triển khai trong ba câu đầu, mở ra ý triển khai mới trong phần tiếp theo. Như vậy, câu : “Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc” nên được đặt sau câu (3) của đoạn văn.

 

3.3 Luyện tập

Câu 1: Chọn từ Hán Việt ở cột B có ý nghĩa tương đương với từ ngữ hoặc cách nói ở cột A :

Cột A Cột B
1. non sông đất nước a. phong vân
2. yêu thương người và chuộng lẽ phải b. hiếu sinh
3. tự mình làm chủ, không phụ thuộc vào người khác c. hào kiệt
4. người có tài năng, chí khí hơn người d. kì diệu
5. chạy vạy nhọc nhằn để lo toan việc gì đó đ. cầu hiền
6. mong tìm được người tài đức e. bôn tẩu
7. gió mây ê. giang sơn
8. yêu thương, trân trọng sự sống g. nhân nghĩa
9. lạ và hay khác thường h. duy tân
10. đổi mới i. độc lập

 

Hướng dẫn giải

– Xác định yêu cầu: Chọn từ ở cột B có ý nghĩa tương đương với từ ngữ hoặc cách nói ở cột A

– Gợi ý làm bài: 1-ê; 2-g; 3-i; 4-c; 5-e; 6-đ; 7-a; 8-b; 9-d; 10-h.

+ Giang sơn: Non sông đất nước.

+ Nhân nghĩa: Yêu thương người và chuộng lẽ phải.

+ Độc lập: Tự mình làm chủ, không phụ thuộc vào người khác.

+ Hào kiệt: Người có tài năng, chí khí hơn người.

+ Bôn tẩu: Chạy vạy nhọc nhằn để lo toan việc gì đó. 

+ Cầu hiền: Mong tìm được người tài đức.

+ Phong vân: Gió mây.

+ Hiếu sinh: Yêu thương, trân trọng sự sống.

+ Kì diệu: Lạ và hay khác thường.

+ Duy tân: Đổi mới.

 

Câu 2. Phát hiện lỗi sai trong câu văn, đoạn văn sau và lựa chọn cách chỉnh sửa phù hợp:

  1. “Thuốc lá là một chất gây nghiện độc ác, phá huỷ trầm trọng sức khoẻ của con người, đặc biệt là chức năng của phổi”.
  2. “Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ sát, may mà được cứu chữa kịp thời”.
  3. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng thôi.”
  4. Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in.

Hướng dẫn giải

a.Câu được trích dẫn có nội dung cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá. Từ “độc ác” có tính biểu cảm cao, không phù hợp với mục đích cung cấp thông tin → Thay thành “độc hại”.

  1. – Từ in nghiêng trên mắc phải lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm từ “ngộ sát” ở đây có nghĩa là giết người vì lỡ lầm không phải do cố ý, như vật không phù hợp với ngữ cảnh. Nên thây thế từ “ngộ sát” bằng từ “ngộ độc”

– Sửa lại: “Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ độc may mà được cứu chữa kịp thời”

  1. – Xác định nghĩa của từ “thủ tục”: chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định. Xét thông tin trong câu: Bị ốm mà chỉ ở nhà cúng bái, không đi viện, từ cần thay thế là “hủ tục”: chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.
  2. Từ “Song thân” sử dụng không hợp phong cách. Trong câu này không sửa dụng từ với sắc thái trang trọng, nên thay bằng cụm từ “cha mẹ/ ba mẹ” .

Câu 3: Lựa chọn các quan hệ từ trong bảng để hoàn thành đoạn văn sau: 

 

Nhưng     Nếu – thì     Hễ – thì    Tuy – nhưng     Càng – càng    Vì – nên     Và       Bởi vậy

 

  1. “(1) Giọng hát vốn từ giọng nói mà ra, có lần nói chuyện với Phạm Duy, được nhạc sĩ cho biết giọng Huế có âm vực cạn hẹp nhất nước […] (2) Phải chăng vì vậy mà giọng Huế nghe dịu dàng, êm ái, nghe ngọt xớt? (3) … phải chăng chính vì vậy mà giọng Huế không thể hùng hồn, thiếu nam tính?”

(Tràng Thiên, “Quê hương”, Nhã Nam Book, 2011)

  1. “…chúng ta mong muốn….bên tai lúc nào cũng văng vẳng những lời nhắc nhở, thôi thúc ta hành động để đạt được những điều tốt đẹp”
  2. …còn một tên xâm lược trên đất nước ta… ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch chúng đi.” (Hồ Chí Minh)

Hướng dẫn giải

  1. Xét nội dung các câu trong đoạn, câu (2) và câu (3) có nội dung đối lập. “Giọng Huế nghe dịu dàng, êm ái” – “giọng Huế không thể hùng hồn, thiếu nam tính”. Như vậy, quan hệ từ phù hợp để hoàn thành đoạn trích là. “Nhưng”.
  2. Xét nội dung câu, nhận thấy mối quan hệ giữa các vế câu là mối quan hệ giả thiết – kết quả. Chọn cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tương ứng. “Nếu – thì” để hoàn thành câu. “Nếu chúng ta mong muốn thì bên tai lúc nào cũng văng vẳng những lời nhắc nhở, thôi thúc ta hành động để đạt được những điều tốt đẹp”.
  3. Căn cứ vào các từ ngữ trong mỗi vế câu: “còn một tên xâm lược” – “còn phải chiến đấu quét sạch chúng đi”, xác định mối quan hệ giữa 2 vế câu là điều kiện – kết quả. Đáp án phù hợp là “Hễ – thì”.

 

Câu 4. Sắp xếp các câu văn sau đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh:

(1) Thế nhưng, lời ăn tiếng nói Quảng Bình cũng có những nét đẹp, hay nét riêng của nó. 

(2) Đó là một trong những phong cách ăn nói của người Quảng Bình.

(3) Trong cách ăn nói đó, nổi lên một nét đặc biệt mà ai ai cũng dễ cảm nhận, dù là mới gặp lần đầu, đó là tính “hài”, chất “vui”, cách “trạng” trong lời ăn tiếng nói Quảng Bình.

(4) Sự khác biệt giữa tiếng Quảng Bình với tiếng phổ thông, dĩ nhiên là gây khó hiểu với du khách ngoại tỉnh khi đến thăm hoặc làm việc với Quảng Bình.

(Nguyễn Tú, “Vài nét về lời ăn tiếng nói Quảng Bình”, Tài liệu Giáo dục địa phương Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý lớp 9, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Hướng dẫn giải

Đọc toàn bộ các câu văn được đưa ra trong đề bài, căn cứ vào các từ dùng để thay thế, không nêu lên đối tượng cụ thể ở câu (2), (3): “đó”, “trong cách ăn nói đó”.

Xác định từ khoá trong các câu: 

– (1): nét đẹp, nét riêng 

– (4): gây khó hiểu với du khách

Nhận biết từ liên kết ở đầu câu (1): “Thế nhưng” – chỉ mối quan hệ tương phản, xác định trật tự. Câu (4) đứng trước câu (1). 

Xem thêm nội dung bài viết liên qua đến Ngữ văn lớp 10, Toán lơp 10:
Ôn thi giữa học kỳ I Kiến thức trọng tâm cần nhớ môn Ngữ văn lớp 11 – Chân trời sáng tạo

Ôn thi giữa học kỳ I: Kiến thức trọng tâm cần nhớ môn Toán lớp 10 – Kết nối tri thức

Ôn thi giữa học kỳ I: Kiến thức trọng tâm cần nhớ môn Toán lớp 10 – Cánh Diều