Các lý thuyết về thành phần nguyên tử – Môn Hóa lớp 10

0

1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử

Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm: Hạt nhân nguyên tử, lớp vỏ electron nguyên tử.

  • Hạt nhân nguyên tử:

Cấu tạo từ ba loại hạt: proton, nơtron và electron.

  • Vị trí hạt nhân nguyên tử:

+ Hạt nhân nguyên tử nằm ở tâm của nguyên tử, gồm các hạt proton mang điện tích dương (1+) và các hạt nơtron không mang điện tích, hai loại hạt này có khối lượng gần bằng nhau và xấp xỉ bằng 1u (u còn được gọi là đvC).

+ Hầu hết khối lượng nguyên tử đều tập trung ở nhân mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử.

 

  • Lớp vỏ electron của nguyên tử

– Lớp vỏ của nguyên tử gồm các electron (mang điện âm), các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.

– Vì nguyên tử trung hòa về điện, nên trong bất kì nguyên tử nào số hạt electron cũng bằng số hạt proton. Số p = số e.

– Trong nguyên từ, các electron được xếp từ trong ra ngoài và thành từng lớp.

– Dưới đây là bảng thể hiện lớp và phân lớp electron.

 

2. Khối lượng và kích thước của nguyên tử

  • Khối lượng nguyên tử

Trong hóa học, người ta sử dụng một đơn vị riêng để đo khối lượng nguyên tử do khối lượng của nguyên tử nếu tính bằng đơn vị kg là vô cùng nhỏ (khối lượng của 1 nguyên tử cacbon bằng 19,9206.10-27 kg).

– Nguyên tử khối là số đo khối lượng nguyên tử, nguyên tử khối được tính bằng u.

– Nguyên tử khối (NTK) là con số so sánh khối lượng của nguyên tử với    khối lượng nguyên tử cacbon.

Ví dụ: khối lượng của 1 nguyên tử hiđro là 1,6735.10-27kg = 1u.

  • Kích thước nguyên tử

Nếu coi như nguyên tử là một khối cầu, thì đường kính của nguyên tử bằng khoảng 10-8 cm, còn đường kính của hạt nhân khoảng 10-12 cm.