Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

I, Nhân tố bên trong.

1, Nhân tố di truyền.

Gen di truyền quy định tuổi thọ, tốc độ lớn, khối lượng, kích thước mỗi loài và mỗi cá thể.

2, Giới tính.

Kích thước, khối lượng, tốc độ lớn, tuổi thọ của con cái khác con đực dù trong cùng một loài.

3, Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển  ở động vật.

a, Động vật có xương sống:

  • Hoocmon sinh trưởng GH: do tuyến yên tiết ra, kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào, kích thích xương phát triển.
  • Tiroxin: do tuyến giáp tiếp ra, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
  • Ostrgen, testoterron: do tinh hoàn và buồng trứng tiết ra, làm  tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp.

b, Động vật không xương sống.

  • Ecdixon: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
  • Juvenin: phối hợp với ecdixon gây lột xác ở sâu bướm ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm.

II, Nhân tố bên ngoài.

1, Thức ăn.

Thức ăn là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

2, Nhiệt độ.

Trong điều kiện môi trường nhiệt độ thích hợp, động vật sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.

Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, động vật được chia làm hai nhóm:

  • Động vật biến nhiệt: chịu tác động mạnh khi nhiệt độ môi trường biến thiên mạnh, có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (động vật không xương sống, động vật thuộc lớp cá, lưỡng cư, bò sát,…)
  • Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp chim và thú.

3, Ánh sáng.

  • Ánh sáng giúp động vật thu nhiệt và giảm mất nhiệt khi trời rét.
  • Ánh sáng cung cấp vitamin D giúp chuyển hóa canxi, nếu thiếu vitamin này trẻ em thường còi cọc.

III. Một số biện pháp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.

1, Cải tạo giống:

  • Chọn lọc nhân tạo: tạo ra những giống vật nuôi có năng suất cao trong thời gian ngắn nhất.
  • Lai giống: lai với các giống ngoại nhập có năng suất cao và thích nghi tốt.

2, Cải thiện môi trường sống của động vật.

  • Cung cấp chế độ ăn thích hợp và đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
  • Chuẩn bị chuồng trại phù hợp với điều kiện thời tiết.
  • Tiêm phòng bệnh thường xuyên.

3, Cải thiện chất lượng dân số.

  • Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
  • Nâng cao chất lượng đời sống.
  • Bảo vệ môi trường sống.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.