Cách phòng và chữa bệnh nghiện game cho con tuổi 16

0

Đầu cấp III, rất nhiều học sinh rơi vào dòng xoáy đam mê điện tử (game), bỏ bê học hành. Con bạn có nằm trong số này?

Con nghiện game do đâu?

Đầu năm học cấp III là khoảng thời gian con tự do nhất so với những năm học trước đó. Con có thể phải đi học xa nhà hơn một chút, môi trường học mới, bạn bè mới. Do đó, việc kiểm soát con của bố mẹ sẽ gặp khó khăn hơn. Để thỏa sức vẫy vùng, để chứng tỏ bản thân, để giải phóng năng lượng… Các con có thể tìm đến game.

Con nghiện game, ngay cả khi ăn cũng không rời mắt khỏi màn hình máy tính (ảnh: vov1.vn)

Theo TS Nguyễn Thành Nhân (thầy Nhân): Những đứa con dễ bị nghiện game là những đứa con ít được tâm sự với bố mẹ; con yếu đuối thường xuyên bị ăn hiếp mà không nói được với thầy cô, bạn bè; con không tham gia những hoạt động đoàn đội hay vui chơi cùng bạn bè… bởi con không được giải phóng năng lượng trong cái tuổi đang dư thừa năng lượng.

Chuyện con nghiện game đã từ lâu trở thành nỗi lo lắng, nỗi đau của rất nhiều gia đình. Chuyện bố mẹ thường xuyên phải tìm đến những quán game với roi vọt, với những lời nhiếc móc đã trở thành chuyện…xưa như trái đất và để lại những hậu quả khó có thể cứu vãn…

Hậu quả từ chuyện con nghiện game

Hậu quả đầu tiên cần nhắc đến, đó là chuyện con bỗng học hành sa sút, mải mê với điện tử, lừa dối bố mẹ để có tiền chơi game. Khi không thể làm gì để có tiền chơi game, con sẵn sàng ăn cắp.

“Nghiện game không khác gì nghiện heroin”

Chị Khánh Linh (Nam Định) vừa khóc vừa chia sẻ: “Con trai tôi là đứa học hành chăm ngoan. Con thi đậu vào 10, tôi cho con học thêm gần trường luôn. Dạo gần đây thấy con học về muộn, tôi lên trường hỏi thì các bạn nói con không đi học thêm. Tôi tìm hiểu thì tá hỏa, con đã lấy tiền mẹ cho đóng học để chơi điện tử. Mấy ngày nay, gia đình tôi như đảo lộn hết cả. Con vẫn trốn đi chơi điện tử, mẹ vẫn hàng ngày đi tìm – mắng chửi không được mà đánh cũng ko xong. Tôi cũng không hiểu tiền đâu ra để con chơi như thế…”

Thầy Nhân cũng chia sẻ câu chuyện có thật trong buổi trò chuyện về kỹ năng dạy con thời hiện đại: Con trai nài nỉ bố để được chơi game, mỗi lúc thời lượng con đòi hỏi mỗi nhiều hơn. Khi bố không đồng ý, con sẵn sàng lấy chai nước ngọt đánh thẳng lên đầu của bố. Theo thầy Nhân: “Con nghiện game có thể chúng ta phải trả giá bằng máu và nước mắt.”

Thầy Nhân nhận định: “Nghiện game không khác gì nghiện heroin”. Nghiện game thực sự nguy hiểm. Đã đến lúc phụ huynh chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại bản thân tìm ra những biện pháp phòng và chữa bệnh nghiện game cho con.

Phòng và chữa bệnh nghiện game cho con thế nào?

Trong chúng ta đã ai từng phải cò kè, mặc cả với con về việc con muốn chơi game thêm một chút nữa? Để phòng và chữa bệnh nghiện game cho con theo thầy Nhân, phụ huynh có thể tham khảo những biện pháp sau:

  • Khi mua máy tính, phụ huynh nên cân nhắc kỹ và đừng bao giờ để máy tính trong phòng riêng của con. Bố mẹ nên để máy tính ở phòng khách. Bố mẹ có thể tham khảo cho con  những khóa học trực tuyến với những môn học Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn, Sinh. Điều này giúp bố mẹ và con gần gũi nhau hơn mà bố mẹ vẫn có thể kiểm soát tình hình học tập của con một cách đơn giản mà không gây áp lực cho con.

Con học trực tuyến những môn học trong chương trình lớp 10

  • Tạo một đam mê mới thay đam mê cũ (game): Bố mẹ có thể giúp con học những khóa học về đồ họa, về thiết kế cho con trên máy tính trong mỗi giờ giải lao. Những môn học rất thú vị này có thể giúp con thỏa sức sáng tạo lại  có thể có ứng dụng cao trong nghề nghiệp của con sau này.
  • Theo thầy Nhân: 28 ngày chơi game cũng là một thói quen khó bỏ. Bố mẹ hãy cố gắng tách con khỏi những trò chơi điện tử trong vòng 28 ngày để con quen dần với sự thiếu vắng của game.
  • Tạo môi trường giúp con giải phóng năng lượng của tuổi mới lớn: Bố mẹ có thể giúp con tham gia những hoạt động tình nguyện. Ngoài ra, việc học những môn học trực tuyến hay học thiết kế đồ họa, hay những khóa học trực tuyến về thiết kế web cũng giúp con giải phóng năng lượng với những hoạt động có ích hơn.

Để phòng và chữa bệnh nghiện game cho con, điều quan trọng nhất đó là sự gần gũi, chia sẻ cùng con. Bố mẹ đừng bao giờ để con có cảm giác lẻ loi trong chính ngôi nhà của gia đình mình, đừng bao giờ hạ thấp con với những người khác. Hãy luôn động viên con, bố mẹ có thể ghi nhớ câu nói quyền lực: NẾU CON CỐ THÊM CHÚT NỮA: “Nếu con cố thêm chút nữa con sẽ không còn mê game nữa, cố gắng lên con”. “Nếu con cố thêm chút nữa, con sẽ đạt học sinh khá, giỏi đó. Con cố gắng lên nhé!”  “Nếu con cố thêm chút nữa, con sẽ trở thành một nhà thiết kế đồ họa tài năng”…