Cách rèn luyện kỹ năng mềm để tạo sự thu hút trong giao tiếp

0

Sống trong một xã hội thông tin hiện đại như hiện nay, sự im lặng không còn là vàng nữa, nếu chúng ta không biết cách rèn luyện kỹ năng mềm thì dù có là vàng cũng nhanh chóng bị chôn vùi. Khéo ăn nối thì đi đâu, làm gì cũng thuận lợi. Không khéo ăn nói thì bốn bề đều là trở ngại, khó khăn.

Dùng giọng nói để tạo sự thu hút trong giao tiếp

Có câu: “Một câu nói có thể khiến người ta cười, cũng có thể khiến người ta phiền não”. Cho nên, từ cổ chí kim việc nói năng nhẹ nhàng luôn được coi là một đức tính đẹp và việc sử dụng ngôn từ mềm mại trong giao tiếp cũng được coi là cách thức tuyệt vời nhất. Cách sử dụng ngôn ngữ êm ái là điều mà mỗi người trẻ tuổi nên học. Tránh cách nói chuyện khô cứng, như vậy sẽ khiến người nghe khó chấp nhận và làm giảm tính hiệu quả trong giao tiếp.

Để có cách rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả, bạn cần chú ý kiểm soát cao độ của giọng nói bởi nó sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của bạn. Vậy, làm thế nào để có được giọng nói dễ nghe, phù hợp với mọi hoàn cảnh? Câu trả lời chính là bạn cần phải luyện tập, bao gồm luyện hơi và luyện thanh. Bài tập luyện hơi bằng cách: hít vào thật sâu, hóp bụng, căng lồng ngực, nhưng cần chú ý không được nâng vai lên. Còn khi luyện thanh: bạn cần nhớ thả lỏng thanh đới, khởi động bằng những âm nhỏ nhẹ, êm ái. Khi mới bắt đầu tập luyện không được hét to ngay, điều này sẽ làm hỏng hoặc khiến dây thanh bị tổn thương. Đồng thời khi nói chuyện cần có tiết tấu và tốc độ thích hợp. Không nên nói quá nhanh sẽ khiến người nghe có tâm lý căng thẳng và lo lắng.

Giao tiếp hợp hoàn cảnh, địa vị

Trong giao tiếp, nếu bạn muốn truyền đạt thông tin thành công để người khác chấp nhận thì nhất định bạn phải vận dụng kỹ năng ngôn ngữ, mở lời đúng lúc, chú ý đến thời điểm nói, và địa vị bản thân. Nếu bạn không chú ý tới hoàn cảnh, địa vị mà chỉ tìm cách để thể hiện bản thân mình, nói năng bừa bãi thì hậu quả sẽ khó lường.

Việc phải tích lũy kinh nghiệm trong thời gian dài cho chúng ta thấy lý do tại sao kỹ năng ngôn ngữ chỉ được con người vận dụng khi đã dần quen, đó là bởi vì nó có tính ổn định. Chỉ cần vận dụng hợp hoàn cảnh thì kỹ năng ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng giao tiếp và sức hút, đồng thời việc vận dụng các cách rèn luyện kỹ năng mềm sẽ trở nên dễ dàng, linh hoạt hơn rất nhiều.

Biết cách làm chủ các cuộc giao tiếp

Trong các hoạt động giao tiếp, chúng ta đều muốn làm cho mọi người cảm thấy vui vẻ và khiến bản thân mình trở thành nhân vật trung tâm trong mọi tình huống. Những người được yêu mến nhất chính là người luôn tìm tòi các đề tài mới lạ, hấp dẫn để mang lại không khí sôi nổi. Muốn làm được như vậy, bạn cần có các cách rèn luyện kỹ năng mềm phù hợp.

Khi gặp người lạ, việc đầu tiên phải làm là giới thiệu bản thân mình. Cho dù bạn tự động giới thiệu hay người khác giới thiệu hộ, đều không nên thể hiện thái độ lạnh nhạt hoặc tùy tiện, bởi việc để lại ấn tượng tốt đẹp là bước quan trọng nhất đưa bạn đến cuộc nói chuyện chính thức. Khi giới thiệu, bạn phải nói sao để mọi người cảm thấy gần gũi, để lại một ấn tượng sâu sắc và quan trọng hơn là phải khắc phục tâm lý nhút nhát, rụt rè của bản thân mỗi khi gặp người lạ (yêu cầu lý trí phải chiến thắng cảm xúc).

Biết cách tạo bầu không khí lý tưởng cho cuộc giao tiếp bằng cách: tỏ ra thoải mái, sử dụng những cách nói hài hước, dí dỏm để khiến cuộc trò chuyện trở nên sôi nổi hơn, vận dụng các câu nói đùa với hình tượng sinh động để kích thích người nghe và làm thay đổi môi trường giao tiếp. Có thái độ chân thành khi nói chuyện, nhất là khi góp ý hoặc phê bình người khác, nhưng vẫn phải chú ý giữ thể diện cho họ. Khi gặp các tình huống tranh cãi, nhất đinh phải độ lượng, không nên quá tính toán mà làm hỏng bàu không khí trò chuyện. Bên cạnh đó, cần biết cách lắng nghe các ý kiến của những người xung quanh mình, không bảo thủ…

Tóm lại, có rất nhiều cách rèn luyện kỹ năng mềm nhưng đòi hỏi bạn cần phải không ngừng học tập, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày để nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân mình.