Ngành y được gọi là ngành cao quý, bởi ngành có trách nhiệm liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Chính vì vậy điểm chuẩn vào các trường có ngành y thường rất cao, quy tụ nhiều sinh viên giỏi, tuy nhiên có những vấn đề mà chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ:
Làm ngành y có thực sự sướng và giàu?
Nghề bác sĩ nói riêng và ngành Y nói chung là ngành nghề cực kỳ quan trọng, và “nhạy cảm” vì có sự liên quan đến tính mạng con người. Nếu người theo ngành này không đủ tài đức đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng bởi những sai lầm của nó khó khắc phục. Đó chính là đặc thù của ngành Y, thực chất người làm ngành có thực sự sướng? Thực sự dễ giàu?
Làm ngành Y sướng vì có thể cứu giúp được nhiều người, gần như trao cho người bệnh một sinh mệnh nữa để sống.
Làm ngành Y giàu vì đây là ngành thiết yếu, vô cùng cần thiết trong cuộc sống, ở đời ai mà chưa từng mắc bệnh, ai mà chưa từng phải uống thuốc? Những bác sĩ giỏi bệnh nhân sẽ tự tìm đến, sẵn sàng chi trả để có thể chữa khỏi bệnh. Có nhiều bác sĩ thu nhập đến hàng trăm triệu một tháng, lưu ý: đây là những thu nhập chính đáng chứ không bàn về những khoản thu nhập bất chính đến từ một bộ phận bác sĩ.
Tuy nhiên, những ví dụ trên chỉ là bề ngoài của sự hào nhoáng của ngành Y mà thôi, nếu nói ngành Y là sướng theo cách nghĩ thông thường là sai lầm. Làm ngành Y áp lực kinh khủng, bác sĩ phải đối mặt với hàng trăm bệnh nhân trong một ngày, phải trực ca đêm, trực lễ tết, làm việc với môi trường tiếp xúc với những mầm bệnh và nhiều dạng bệnh nhân, đối mặt với nhiều rủi ro, dễ dàng vướng vào vòng lao lý. Vậy, ngành Y chắc hẳn là không sướng!
Ngành Y có thực sự giàu? Có rất nhiều bác sĩ có hoàn cảnh khó khăn, chưa kể nhiều bác sĩ mới ra trường chưa có việc làm. Có nhiều bác sĩ làm trong môi trường tại các tỉnh kém năng động rồi cố chạy để đến các bệnh viện tư hoặc thành phố lớn mưu sinh. Có không ít bác sĩ phải bỏ nghề do không theo được, do áp lực học tập, học phí và thời gian học. Chính vì vậy, trước khi có thu nhập cao, người làm bác sĩ phải chịu áp lực vô cùng to lớn, khi ra trường cũng phải nỗi lực rất nhiều để nâng cao tay nghề và không loại trừ yếu tố may mắn khi làm việc.
Đừng để phải trả giá đắt cho tương lai vì chọn ngành Y
Đề trờ thành một bác sĩ có thể chữa bệnh, không chỉ học một quãng thời gian 6 năm trên giảng đường là được. Sinh viên ngành Y phải thêm 2 năm thực tập ở các bệnh viện mới có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân, phải học sau đại học sau vài năm nữa mới có thể khám chữa bệnh được. Vất và trong cả quá trình học tập như vậy, nhưng lương bác sĩ cũng không thực sự cao.
Ngành Y có rất nhiều công việc với những tính chất chuyên ngành khác nhau, những khó khăn khác nhau như: bác sĩ đa khoa, bắc sĩ răng – hàm – mặt, dược sĩ, bác sĩ y học cổ truyền, điều dưỡng…
Rất nhiều bậc phụ huynh kỳ vọng, mong muốn đặt ra mục tiêu, định hướng và ép con mình phải học theo ngành Y. Nhiều học sinh có chứng sợ máu, sợ môi trường bệnh viện hoặc tính cách hoàn toàn không phù hợp vẫn bị gia đình ép vào trường Y. Nếu theo ngành Y không vì đam mê, sở thích thực sự rất ít người có thể theo đến cùng hoặc thanh xuân sẽ phải trả giá rất đặt cho tương lai của chính mình. Chưa kể nhiều bạn trẻ sức học mặc dù chỉ ở tầm khá vẫn cố gắng nghe lời cha mẹ thi vào ngành Y, nhờ và khắp nơi để con được vào học. Vào được trường chưa hẳn là đã có thể làm bác sĩ, thực tế có rất nhiều trường Y danh tiếng, hằng năm số sinh viên bị buộc thôi học rất nhiều. Với những trường trường Y đào tạo chất lượng còn đang là dấu hỏi lớn, sinh viên ra trường bị bệnh viện từ chối khéo do không đảm bảo chất lượng.
Chính vì vậy, đề lựa chọn ngành Y, các bạn trẻ cần cân nhắc rất nhiều để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn cho mình. Đừng để những hào nhoáng bề ngoài ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của mình. Việc chọn ngành cần căn cứ vào sở thích, cân nhắc bản thân có đủ can đảm bảo ngành hay không để sau này không phải hối hận.