Đánh giá năng lực HSA 2025: Những thông tin mới 2k7 nhất định phải biết!

0

Bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều phụ huynh học sinh do là kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên được tổ chức và diễn ra theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và bên cạnh đó các cuộc thi riêng của từng trường đại học cũng nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt. Trong đó có kỳ thì Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội.

Để cuộc thi phù hợp hơn với chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như phục vụ có mục đích tuyển sinh cho đầu vào chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có những thay đổi nhất định, hãy cùng nhau giải mã và tìm hiểu xem kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức và có những thay đổi nào nhé!

1. Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội là gì?

– Kỳ thi Đánh giá năng lực được tổ chức bởi Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội được gọi là Highschool Student Assessement – HSA. Kỳ thi nhằm mục đích đánh giá đúng năng lực, kiến thức, kỹ năng của học sinh THPT và phục vụ cho công tác xét tuyển ĐH-CĐ của các trường.
– Với nội dung bao hàm nhiều nhóm kiến thức, đề thi giúp hạn chế tình trạng học tủ, học lệch của thí sinh và đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện nhất. Từ năm 2025, kỳ thi dự kiến sẽ áp dụng thêm môn Ngoại ngữ để đảm bảo xét tuyển cho các trường, xây dựng thêm bài thi ĐGNL tuyển sinh vào các ngành Khoa học sức khoẻ.

2. Đánh giá năng lực( HSA) 2025 có nhưng thay đổi nào?

2.1 Cấu trúc đề thi mới

Phần 1 (Toán học và xử lí số liệu/Tư duy định lượng): 75 phút, 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn và 15 câu hỏi điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.
Phần 2 (Văn học – Ngôn ngữ/Tư duy định tính): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn) trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi, (chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.
Phần 3 (Khoa học/Tiếng Anh): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn và điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.Thí sinh lựa chọn thi Khoa học hoặc Tiếng Anh.
– Phần thi Khoa học chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Mỗi chủ đề có từ 16 đến 17 câu hỏi trong đó có các câu hỏi đơn và từ 1 đến 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi. Trong một lựa chọn, hai chủ đề thuộc cùng lĩnh vực (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội hoặc liên ngành) có 17 câu hỏi chính thức/ 1 chủ đề, chủ đề còn lại có 16 câu hỏi chính thức + 1 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm Các chủ đề thi về Vật lí, Hóa học, Sinh học có tối thiểu 01 câu hỏi điền đáp án/ 1 chủ đề.

– Phần Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn trong đó có 35 câu hỏi đơn và 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt trong văn bản viết, đọc hiểu văn bản, tình huống,… Phần thi tiếng Anh thiết kể để phục vụ các ngành đào tạo ngoại ngữ, ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài.
Thay vì có 3 phần như những năm trước diễn ra kỳ thi bao gồm Tư duy định lượng, Tư duy định tính và Phần thi khoa học thì năm nay, đã bổ sung thêm môn tiếng Anh và thí sinh sẽ được lựa chọn phấn thi thứ 3 hoặc là thi tổ hợp môn.
2.2 Tỷ lệ câu hỏi chùm xuất hiện nhiều hơn
Câu hỏi trong đề thi HSA có khoảng 75% là câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn và 25% câu hỏi điền đáp án.

Nếu năm ngoái, câu hỏi chùm chỉ xuất hiện ở phần thi ngôn ngữ, từ năm 2025, đề thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả các phần thi, chủ đề thi. Câu hỏi chùm gồm đầu bài chung và các câu hỏi riêng phát triển đánh giá năng lực thí sinh từ cấp độ thấp đến cấp độ cao.

Câu hỏi chùm sẽ khai thác nguồn dữ kiện phong phú, đánh giá tư duy học sinh theo từng lĩnh vực và xuyên lĩnh vực. Đây là những thay đổi về xây dựng ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực.

2.3 Cách thức tính điểm

– Điểm bài thi được tính dựa trên tổng số câu trả lời đúng, các câu trả lời sai không bị trừ điểm. Trong bài thi chính thức, điểm đạt được trên máy sẽ hiện ra sau khi thí sinh kết thúc các phần thi. Đa phần các trường đại học sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực có thể nhận hồ sơ theo tổng số điểm bài thi. Tuy nhiên, một số trường có thể có thêm các yêu cầu về các chủ đề lựa chọn ở thi phần Khoa học (phần 3). Phần thi Tiếng Anh được thiết kế để đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.
– Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm tổ chức thi.

3. Lịch thi HSA 2025 dự kiếnĐại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố lịch thi và những điểm mới trong kỳ thi đánh giá năng lực do nhà trường tổ chức năm 2025.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2025 sẽ có 6 đợt thi, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5, mỗi đợt dự kiến từ 10.000 đến 15.000 lượt.

Về địa điểm, kỳ thi sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng…

Đợt thi Ngày thi Số thí sinh
501 15 – 16/3/2025 10,000
502 29 -30/3/2025 15,000
503 12 -13/4/2023 15,000
504 19 -20/4/2025 15,000
505 10 – 11/5/2025 15,000
506 17 – 18/5/2025 15,000

 

Xem thêm bài viết liên quan đến kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội:

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi minh họa kỳ thi Đánh giá năng lực 2025: Có gì đổi mới?

SIÊU HOT!! HOCMAI TẶNG 2K7 BỘ TÀI LIỆU XU HƯỚNG ĐỀ THI & PHẠM VI ÔN TẬP CHO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC (HSA) 2025

Đại học Quốc Gia Hà Nội- Công bố phổ điểm Đánh giá năng lực năm 2024 qua 6 đợt thi