Dọn về làng tác giả tác phẩm – Nông Quốc Chấn

0

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nông Quốc Chấn. Nông Quốc Chấn nhà thơ người dân tộc Tày, là nhà thơ đầu tiên mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thơ ca. Hãy cùng Butbi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ này trong bài viết dưới đây nhé.

Dọn về làng tác giả tác phẩm - Nông Quốc Chấn
Dọn về làng tác giả tác phẩm – Nông Quốc Chấn

Tham khảo thêm:

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Tiểu sử về cuộc đời của Nông Quốc Chấn

Nông Quốc Chấn sinh ngày 18 tháng 11 năm 1923 và mất ngày 4 tháng 2 năm 2002. Tên thật của ông là Nông Văn Quỳnh, được sinh ra tại xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, ông là một nhà văn người dân tộc Tày, Việt Nam. Nông Quốc Chấn gia nhập vào Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1958. Ông là nhà văn/ người dân tộc thiểu số đầu tiên “mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thi ca”. 

Ông cũng được xem là cánh chim đầu đàn của những người nghệ sĩ cầm bút sáng tác của các dân tộc thiểu số. Ông cũng là một trong số ít người dịch thơ văn từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc( chủ yếu là tiếng Tày), mà người ta quen gọi là dịch ngược. Đây là một công việc vô cùng khó. Nó không chỉ đòi hỏi vốn ngôn ngữ đa dạng, phong phú (từ vựng- ngữ pháp) của hai dân tộc Kinh và Tày, mà còn đòi hỏi vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng, am hiểu thấu đáo các phong tục tập quán, cách nghĩ, cách cảm và lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày của cả hai dân tộc ấy. Dẫu biết rằng đều là cùng sống chung trên dải đất hình chữ S, nhưng mỗi một dân tộc lại có địa bàn cư trú khác nhau về không gian đại lý cũng như có truyền thống lịch sử và văn hóa, phong tục tập quán do tổ tiên của họ để lại không giống nhau. Vì thế, đến nay không có nhiều người có thể làm được công việc này như nhà thơ Nông Quốc Chấn, mà chủ yếu là ông dịch từ tiếng Tày sang tiếng Việt.
Ông từng hăng hái tham gia Mặt trận Việt Minh, tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau khi giành thắng lợi tỏng cuộ Cách mạng tháng Tám, ông vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Việt Minh và bắt đầu hoạt động văn hoá văn nghệ.
Em trai ông – Nông Viết Toại là một nhà văn nổi tiếng và cũng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
* Những vị trí và chức vụ quan trọng mà Nông Quốc Chấn đã từng nắm giữ:
– Đại biểu Quốc hội
– Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật khu Việt Bắc
– Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn
– Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc
– Thứ trưởng Bộ Văn hoá
– Hiệu trưởng Đại học Văn hoá Hà Nội
– Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du
– Chủ tịch Hội Văn hoá văn nghệ các dân tộc
– Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
– Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
– Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận

2, Phong cách sáng tác nghệ thuật của Nông Quốc Chấn

Những sáng tác của Nông Quốc Chấn mang cảm xúc chân thành, chất phác, giàu cảm xúc,  lời thơ toát lên một nét riêng biệt trong suy tư và cách diễn đạt của người miền núi: mộc mạc, giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.

Trong lĩnh vực thơ ca – lĩnh vực sở trường của Nông Quốc Chấn – ông đã luôn thể hiện một cách hết sức sinh động, chân thật những nét bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc Tày nói riêng và của các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Bắc nói chung vào trong từng bài thơ, từng câu thơ của mình. Chính vì vậy mà khi đọc thơ của ông người ta thường thấy rất rõ: hình ảnh thiên nhiên, con người miền núi với cuộc sống lao động bình dị cùng đời sống văn hoá tinh thần phong phú, với các phong tục, tập quán đã từ lâu đời vẫn còn được giữ gìn. Bên cạnh đó ta còn thấy cách cảm, cách nghĩ, cách nói, cách diễn đạt đậm chất người miền núi trong thơ ca của ông với thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh với giọng điệu thơ hồn nhiên, vui tươi, chân thật nhưng cũng rất lãng mạn, bay bổng. Và  đó chính là yếu tố làm nên tính dân tộc trong thơ ca của Nông Quốc Chấn, làm nên phong cách nghệ thuật riêng biệt của ông.

+ Hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong những trang thơ của  Nông Quốc Chấn hiện lên với vẻ hùng vĩ, hoang dã mà tráng lệ thấm đượm tình người. Thiên nhiên ấy vừa bí ẩn, vừa gần gũi, vừa dữ dội lại vừa hiền hoà. Thiên nhiên ấy đã nuôi dưỡng, chở che, bảo vệ cho biết bao đồng bào các dân tộc Việt Bắc nói riêng và cho các chiến sĩ cách mạng Việt Nam nói chung trong suốt những năm ròng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Một niềm tự hào, một niềm biết ơn sâu sắc đối với thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và ân nghĩa đó luôn hiện rõ trong những bài thơ, câu thơ của Nông Quốc Chấn.

+ Hình ảnh con người Việt Bắc (ở đây chủ yếu là người dân tộc Tày) được hiện lên vô cùng sống động mà chân thực  trong các sáng tác của nhà thơ thiểu số này. Đó là hình ảnh của những người Mẹ Việt Bắc luôn hết lòng thương yêu con, tảo tần sớm khuya, hái củi, hái măng trồng ngô, trồng bí, trống lúa… nuôi con. Nhưng khi bọn giặc Pháp đến chiếm đóng bản làng, Mẹ đã động viên các con của mình lên đường đi nhập ngũ, chiến đấu hy sinh vì đất nước – giành lại độc lập, tự do cho quê hương Việt Bắc; Đó là hình ảnh của những chàng trai, cô gái Tày khoẻ mạnh, tràn đầy sức sống, hăng say lao động và cũng rất dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu chống lại kẻ thù. Còn trong tình yêu – họ là những người có tình yêu mãnh liệt, chân thành, một lòng thuỷ chung son sắt. Bản sắc Tày thắm đượm trong từng cách nghĩ, cách cảm, trong cách lời ăn tiếng nói và trong các hành động cụ thể của họ. Họ thực sự là những đứa con của núi rừng, mang hơi thở và tính cách của người Việt Bắc.

Đặc biệt trong cho phong cách sáng tác này là bài thơ “Dọn về làng”, đây là bài thơ đặc sắc nhất của nhà thơ và được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12.

3, Các tác phẩm văn học tiêu biểu của nhà thơ Nông Quốc Chấn

Trong sự nghiệp sáng tác văn chương, Nông Quốc Chấn đã đóng góp rất lớn vào sự đa dạng kho tàng văn học Việt Nam bởi số lượng tác phẩm văn học mà ông để lại khá đồ sộ, có thể kể đến các tác phẩm:

Tên tác phẩm

Năm sáng tác

Tiếng ca người Việt Bắc 1959
Dòng Thác 1971
Bài thơ Pác Bó 1971
Suối và biển 1984
Người núi Hoa 1961
Đèo Gió 1968
Dọn về làng
Việt Bắc đánh giặc
Cần Phja Bjoóc
Đi Berlin về
Tiếng lượn cần Việt Bắc
Một vườn hoa nhiều hương sắc 1977
Nhớ
Đường ta đi 1972
Mười điều kháng chiến (1 tập)
Dám kha Pác Bó
Chặng đường mới 1985
Dân tộc và văn hóa 1993
Hành trang sang thế kỷ XXI 2000

4, Những Thành tựu Nông Quốc Chấn đạt được

Trong sự nghiệp sáng tác văn học của mình, Nông Quốc Chấn đã đạt được những thành tựu vô cùng lớn, ông cũng vinh dự được nhận những giải thưởng danh giá, cơ thể kể đến như sau:

  • Giải thưởng Văn học với bài thơ Dọn về làng, Nông Quốc Chấn  đã nhận được Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, Sinh viên thế giới ở Berlin, năm 1951
  • Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam, năm 1954
  • Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1958
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật

Mong rằng với những thông tin mà Butbi đã tổng hợp được về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà thơ Nông Quốc Chấn trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về nhà thơ của người dân tộc thiểu số này, qua đó giúp các bạn cảm nhận tốt hơn về những sáng tác của ông.