Hướng dẫn viết bài làm văn số 5 nghị luận văn học | Ngữ văn 12

0

Soạn văn bài: Viết bài làm văn số 5 Nghị luận văn học – SGK – ngữ văn 12 – tập 2 hay nhất:Với cách soạn bài dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh nắm được các bước làm một bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học và luyện tập các đề trong SGK Ngữ Văn 12.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Hướng dẫn viết bài làm văn số 5 nghị luận văn học | Ngữ văn 12
Hướng dẫn viết bài làm văn số 5 nghị luận văn học | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

– Khái niệm :Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm để xác lập cho người nghe, người đọc có một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có những luận điểm rõ ràng, có lí lẽ và có những dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới là giải quyết được những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

– Những yêu cầu khi làm văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn và có tính sáng tạo. 

– Những thao tác chính của văn nghị luận bao gồm: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,… 

– Khi làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý tới các yêu cầu sau đây:  Phải nắm chắc được các thao tác nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Cần củng cố những kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng.  Đối với thơ thì ta cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..). Đối với những tác phẩm văn xuôi: cần chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng cần chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện

B. Luyện tập

Hướng dẫn giải đề 1 – trang 17 – sgk – ngữ văn 12 – tập 2:

Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có từng viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở con người. Các bạn hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm đó.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Học sinh cần xác định được:

  1. Thể loại của bài viết thuộc nghị luận văn học.
  2. Đề bài yêu cầu ta bàn luận về vấn đề sứ mệnh của văn chương. Có hai khuynh hướng văn chương phổ biến đó là: loại văn chương coi trọng nghệ thuật đơn thuần, nhấn mạnh những tính nghệ thuật mà coi nhẹ vai trò phản ánh và cải tạo cuộc sống; một loại văn chương lấy cuộc sống con người để làm đối tượng phụng sự. Nguyễn Văn Siêu, một nhà phê bình văn học cổ đánh giá cao loại văn chương thứ hai đó là loại văn chương đáng thờ.

– Lý giải:

+ Văn chương chuyên chú ở văn chương: Đó là loại văn chương mà chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là hơn hết, nhà văn khi sáng tác một tác phẩm chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, mà không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống và vận mệnh của con người.

+ Văn chương chuyên chú ở con người: Đó là loại văn chương trước hết là quan tâm đến cuộc sống của con người và vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.

–  Vì sao loại đáng thờ lại là loại “Chuyên chú ở con người” chứ không phải loại “Chuyên chú ở văn chương”?

Tác giả muốn nói đến giá trị của văn chương . Nếu văn chương mà không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay thì phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng và phát huy cái tài.

– Bình luận và chứng minh: những tác phẩm lớn từ xưa đến nay chưa bao giờ thoát li cuộc sống của con người. Các tác phẩm đó đều lấy hiện thực của đất nước của dân tộc và nhân loại đế phản ánh và đấu tranh cho những quyền lợi của dân tộc, của nhân dân ta. Ví dụ như:

  • Hịch tướng sĩ (của Trần Quốc Tuấn) thuyết phục các tướng sĩ bỏ việc vui chơi mà chăm lo việc quân cơ, đánh giặc để giữ nước.
  • Bài Cáo bình Ngô (của Nguyễn Trãi) phản ánh, tổng kết và ngợi ca cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân ta chống lại xâm lăng của giặc Minh và tuyên bố chủ nghĩa của dân tộc ta, khai sinh ra một đất nước – một triều đại mới
  • Truyện Kiều (của Nguyễn Du) là tiếng kêu đứt ruột, cũng là tiếng nói đấu tranh cho quyền sống còn của những con người bị áp bức nói chung trong xã hội thời phong kiến.

Những tác phẩm đó chưa bao giờ rời xa quyền lợi của nhân dân, của dân tộc ta và sự tiến bộ của toàn nhân loại.

–  Tuy nhiên, nghệ thuật chuyên chú ở con người cũng không có nghĩa là không coi trọng tính nghệ thuật, cần phải đảm bảo được tính nghệ thuật tác phẩm mới thì mới có giá trị, có sức thuyết phục cao.

Hướng dẫn trả lời đề 2 – trang 17 – sgk – ngữ văn 12 – tập 2

Buy-phông, một nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Các bạn hiểu về ý kiến trên như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Khi làm bài các bạn học sinh cần xác định được:

  1. Thể loại bài viết thuộc: Nghị luận văn học.
  2. Nội dung bài viết: Đề yêu cầu bàn về phong cách của văn chương. Theo bài học (tuần 15) phong cách được định nghĩa là những nét riêng,nét độc đáo của nhà văn, được biểu hiện qua những góc nhìn, cách nhìn và cách khám phá của mỗi nhà văn. Theo nhà văn Buy – phông, đó chính là con người nhà văn, không thể lẫn với con người nào khác.

– Lý giải: Vậy phong cách là gì? Phong cách chính là những nét độc đáo và phần đóng góp riêng của nhà văn cho đời sống văn học.

– Phong cách bao gồm cả những phương diện nội dung và nghệ thuật:

  • + Độc đáo về nội dung được thể hiện ở quan niệm về cuộc sống và con người từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề và cách lý giải những vấn đề về cuộc sống và con người … .
  • + Độc đáo về tính nghệ thuật thể hiện ở phương thức biểu hiện, ở việc lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu và sử dụng ngôn ngữ … .

⇒ Nhà văn Buy – phông đã nhấn mạnh cá tính của mỗi nhà văn trong việc sáng tạo văn học.

Hướng dẫn giải đề 3 – trang 17 – sgk – ngữ văn 12 – tập 2:

Các bạn hãy bày tỏ quan điểm cá nhân về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Khi làm bài các bạn học sinh xác định được:

  1. Thể loại bài viết thuộc: Nghị luận văn học.
  2. Nội dung của bài viết:  Tiêu chí để đánh giá một tác phẩm hay, theo nhà văn La Bơ-ruy-e, chính là giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

– Giải thích nhận định đó: Tiêu chí để đánh giá một tác phẩm hay, theo nhà văn La Bơ-ruy-e, chính là giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

– Giá trị giáo dục của tác phẩm đó là:

  • Nâng cao tinh thần
  • Gợi ra được những tình cảm cao quý và can đảm.

C. Một số những đề tham khảo và gợi ý làm bài khác

*Đề 1: Nền văn học Việt Nam những năm sau Cách mạng tháng Tám 1945 là “Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn”. Các bạn hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên.

Cần nêu được một số ý sau đây:

-Nêu khái niệm sử thi và lãng mạn .

– Vì sao nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám lại “Chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn”?

(các bạn dựa vào những nội dung đã trình bày ở trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.)

 + Những khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám đã được thể hiện như thế nào? (Cần dẫn ra và phân tích được các đặc điểm sử thi và lãng mạn qua những tác phẩm thơ và văn xuôi đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 9: Làng (của nhà văn Kim Lân), Những ngôi sao xa xôi (của Lê Minh Khuê) … còn lại chủ yếu là những tác phẩm thơ và văn xuôi trong chương trình ngữ văn 12: Tây Tiến (của nhà thơ Quang Dũng), Đất nước (của Nguyễn Đình Thi), Những đứa con trong gia đình (của nhà văn Nguyễn Thi), Rừng xà nu (của Nguyễn Trung Thành) … .)

+ Bình luận về các tác dụng của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

*Đề 2: Vì sao lại có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người? Liên hệ thực tế với văn học.

Cần nêu được một số ý sau:

– Văn học chân chính được hiểu là:

  • Văn học phản ánh về cuộc sống của con người.
  • Phải góp phần đấu tranh để cải tạo xã hội, đặc biệt là tác động sâu sắc đến tâm hồn tình cảm của con người, bồi đắp cho tâm hồn con người trở nên trong sáng phong phú và sâu sắc hơn.

– Vì sao văn học chân chính lại có khả năng nhân đạo hóa con người?

  • Vì văn học chân chính tố cáo xã hội bóc lột đã đẩy con người ta vào trạng thái phi nhân tính và kêu gọi đấu tranh để có thể thay đổi hoàn cảnh xã hội và làm cho hoàn cảnh xã hội trở nên nhân đạo hơn đối với con người. (Dẫn ra và phân tích một số tác phẩm của nhà văn Nam Cao: Sống mòn, Chí Phèo …)
  • Vì văn học chân chính đề cập trực tiếp đến những vấn đề về nhân sinh quan: Thái độ trước sự sống và cái chết, thái độ lựa chọn con đường đi trong cuộc đời, đấu tranh vì một lý tưởng cao đẹp, vì một cuộc sống có ý nghĩa (Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu, Nhật kí trong tù – Hồ Chí minh.)
  • Những hình tượng mang tính chất gợi cảm, nhất là những hình tượng thơ mà tác động mạnh mẽ vào tình cảm của người đọc và truyền cho người đọc có một tình yêu thật mãnh liệt đối với cái đẹp, cái cao cả (Hình tượng Bác Hồ trong bài “Bác ơi!” của nhà thơ Tố Hữu …), đồng thời kích thích mỗi người có thái độ căm ghét cái xấu, sự tàn ác … ( Truyện Kiều- Nguyễn Du …)
  • Văn học chân chính sẽ giúp ta nhận thức về xã hội và thế giới tự nhiên nhưng chủ yếu là sự tự nhận thức, giúp con người tự cải tạo và hoàn thiện được đạo đức, nhân cách và làm cho con người sống tốt đẹp hơn .

Chúng tôi có tổng hợp một số tài liệu, văn mẫu nghị luận, đề thi mẫu, bài tập học tốt môn Văn THPT, các bạn có thể tải về miễn phí TẠI ĐÂY nhé! Chúc các bạn học tập tốt!