Top các mẫu kết bài Rừng xà nu siêu hay. Để giúp các bạn học sinh có thể tự tin hoàn thành bài phân tích/cảm nhận về truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, Butbi đã tuyển chọn và giới thiệu đến các bạn một số mẫu Kết bài “Rừng xà nu” hay, ấn tượng nhất. Hãy tham khảo để làm phong phú hơn cho bài viết của mình nhé
Tham khảo thêm:
- Mở bài Rừng xà nu hay nhất
- Soạn văn 12 tác phẩm Rừng xà nu
- Soạn bài Rừng xà nu chi tiết
- Ngữ văn 12 kiến thức trọng tâm
1, Mẫu kết bài phân Rừng xà nu số 1
Như vậy, bằng sự kết hợp tài tình giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nhà văn Nguyễn Trung Thành không chỉ ngợi ca vẻ đẹp anh hùng của những người con Tây Nguyên mà qua đó còn đặt ra một vấn đề mang tính thời đại rằng: Để tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ nền độc lập, tự do cho đất nước trước nhất phải cầm vũ khí đứng lên chiến đấu.
2, Mẫu kết bài hay cho Rừng xà nu số 2
“Rừng xà nu” là truyện ngắn viết về con người nhưng qua đó ta lại thấy được số phận của cả một dân tộc. Từ câu chuyện của người anh hùng Tnú và của dân làng Xô Man, nhà văn đã nói tới qúa trình trưởng thành của cách mạng miền Nam trong những ngày tháng trước và sau đồng khởi. Đọc câu chuyện “Rừng xà nu” hôm nay, ta vẫn thấy âm vang hào hùng, vang dội của một thời chống Mĩ, một thời có những con người có phẩm chất anh hùng đẹp như cụ Mết, như Tnú, như Dít, như Mai.
3, Mẫu kết bài phân tích hình ảnh đôi bàn tay của Tnú số 1
Bàn tay bị đốt cháy của Tnú là một hình tượng nghệ thuật độc đáo giàu tính thẩm mỹ như có một số phận riêng, gắn bó mật thiết với cuộc đời của anh đồng thời góp phần tô đậm thêm những nét phẩm chất và tính cách cao đẹp của người anh hùng này. Đẹp biết bao những bàn tay của người chiến sĩ Việt Nam, những bàn tay lao động của nhân dân Việt Nam: “Bàn tay ta làm nên tất cả…”, quả vậy tôi muốn ngân lên mãi câu thơ ấy của nhà thơ Hoàng Trung Thông và tôi muốn hát lên mãi lời ca “Tay người như có phép tiên”, của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Và tôi muốn nhắc lại nhiều lần về vẻ đẹp của đôi bàn tay bị đốt cháy của người anh hùng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) bởi tự hào biết bao hai tiếng Việt Nam.
4, Mẫu kết bài phân tích hình ảnh đôi bàn tay của Tnú số 2
Như vậy có thể thấy hình ảnh đôi bàn tay bị thiêu cháy của Tnú là một chi tiết nghệ thuật đắt giá nhất trong tác phẩm này. Có thể thấy rằng bàn tay ấy cũng có một cuộc đời đau thương như Tnú vậy: gan dạ, kiên cường rồi đến yêu thương và đau thương, rồi cuối cùng nó vẫn hoạt động như một đôi tay bình thường, chính đôi bàn tay ấy đã giết chết biết bao nhiêu quân giặc. Và đôi bàn tay ấy không những chỉ để giết giặc mà nó còn để đưa cơm cho cán bộ cách mạng và là bàn tay yêu thương dắt Mai đi đến những nỗi niềm hạnh phúc của tình yêu.
5, Mẫu kết bài phân tích nhân vật Tnú số 1
Như vậy, dưới tài năng bút pháp của Nguyễn Trung Thành nhân vật Tnú đã trở thành một tượng đài trong lịch sử văn học và trong lòng độc giả. Ở anh hội tụ tất cả những vẻ đẹp anh hùng, hào kiệt của người dân Tây Nguyên. Tinh thần bất khuất “vì nước quên mình, thà chết chứ không chịu khuất phục” luôn trường tồn trong tinh thần của các những người chiến sĩ. Truyền thống tinh thần ấy mãi mãi là nét truyền thống đẹp đẽ, đáng quý, đáng phát huy trong muôn đời sau.
6, Mẫu kết bài phân tích nhân vật Tnú số 2
Qua miêu tả hình tượng nhân vật Tnú Nguyễn Trung Thành đã chạm khắc vào tâm trí người đọc hình ảnh về con người ưu tú nhất của mảnh đất Tây Nguyên mang tầm vóc sử thi, là hiện thân cho vẻ đẹp của một thời đại chống Mỹ cứu nước. Lòng căm thù giặc sâu sắc của Tnú mang đậm chất Tây Nguyên. Người anh hùng Tnú mang trong mình ba mối thù đó là mối thù bản thân, mối thù gia đình và mối thù của quê hương.mà sau này bàn tay bị thiêu chỉ còn hai đốt anh vẫn quyết tâm trả thù. Cuối cùng với sự kiên cường, dũng cảm và lòng quyết tâm cùng nhau đánh giặc của Tnú và nhân dân Tây Nguyên đã đánh đuổi được kẻ thù.
7, Mẫu kết bài phân tích hình tượng cây xà nu số 1
Có thể nói hình tượng cây xà nu là mô típ chủ đạo xuyên suốt tác phẩm. Xà nu trở thành biểu tượng cho cuộc sống đời thường và phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man. Đó là một sáng tạo nghệ thuật vô cùng đặc sắc của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Ông đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa, giá trị mới, những vẻ đẹp mới để dựng lên một bức tranh sử thi hào hùng thời kỳ chống Mĩ của những con người kiên trung, bất khuất nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
8, Mẫu kết bài phân tích hình tượng cây xà nu số 2
Thật vậy, hình tượng cây xà nu thật sự là một sáng tạo nghệ thuật vô cùng độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem đến cho nó những ý nghĩa mới với những lớp ý nghĩa rất khác nhau qua cách viết vừa gợi vừa tả của tác giả. Qua hình tượng này chúng ta không chỉ thấy rõ sức sống kiên cường, mãnh liệt, bất khuất của dân làng Xô-man, của con người Tây Nguyên mà còn là của cả dân tộc Việt Nam trong những tháng năm chống Mĩ gian khổ.
9, Mẫu kết bài phân tích nhân vật cụ Mết số 1
Cụ Mết chính là một hình tượng nhân vật với những phẩm chất đẹp của người anh hùng. Hình ảnh của cụ Mết khiến ta gợi nhớ tới hình ảnh của những già làng, tộc trưởng trong những cuốn sử thi, thần thoại, truyền thuyết và dường như có cả trong những bản trường ca Tây Nguyên xưa. Với ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn Nguyễn Trung Thành cùng sự kết hợp với khuynh hướng sử thi trong nền cảm hứng chung của văn học trong giai đoạn 1945 – 1975 cũng đã khiến cho nhân vật không chỉ hiện lên với những phẩm chất ưu tú của cộng đồng mà còn là một nhân vật có cá tính riêng đặc sắc. Và thông qua hình tượng nhân vật cụ Mết, nhà văn đã ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của những con người anh hùng Tây Nguyên trong thời kỳ đánh Mỹ. Và đồng thời cũng qua cụ Mết mà ta mới khái quát được một chân lý lịch sử lớn lao của thời đại đó là chỉ có đấu tranh mới có được độc lập, tự do.
10, Mẫu kết bài phân tích nhân vật cụ Mết số 2
Hình ảnh cụ Mết tuy xuất hiện không nhiều trong tác phẩm nhưng qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành, cụ Mết hiện lên với hình ảnh của người già làng mẫu mực, một lòng theo Đảng, tin tưởng vào cách mạng, điều đó càng làm tăng thêm giá trị cho tác phẩm “Rừng xà nu”, khiến cho nó có sức âm vang tới hôm nay và mai sau. Trong lòng bạn đọc, cụ Mết mãi là một tượng đài bất tử của cây xà nu đại thụ vươn mình bảo vệ cho thế hệ trẻ phát triển để thực hiện thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc này.
Hy vọng với 10 mẫu kết bài hay Rừng xà nu trên đây, các bạn sẽ tìm cho mình được những mẫu kết bài phù hợp với bài viết của mình để đạt được điểm cao hơn. Ngoài ra, chúng tôi tổng hợp một số tài liệu, văn mẫu, các bạn có thể tải về miễn phí TẠI ĐÂY. Chúc các bạn học tốt!