Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ – Môn Hóa lớp 12

0

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

I, Kim loại kiềm thổ.

1, Vị trí và cấu tạo.

Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA, là những nguyên tố s (ns2), đứng sau các kim loại kiềm trong mỗi chu kì gồm các kim loại:

Beri    Magie    Canxi    Stronti    Bari

2, Tính chất vật lí.

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp và không thay đổi dựa theo điện tích hạt nhân.

3, Tính chất hóa học.

Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh và có xu hướng nhường e khi tham gia phản ứng hóa học:

Tác dụng với phi kim (điều kiện nhiệt độ): 2Mg   +    O2 -> 2MgO

Tác dụng với axit: Ca    +    2HCl   ->     CaCl2     +    H2

Tác dụng với nước: Ca     +   2H2O      ->      Ca(OH)2     +   H2

4, Ứng dụng.

  • Be làm chất phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi cao, không bị ăn mòn, bền chắc.
  • Mg dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ô tô và tổng hợp các chất hữu cơ…
  • Ca dùng làm chất khử tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép và làm khô hợp chất hữu cơ.

5, Điều chế.

Điện phân nóng chảy muối kim loại kiềm thổ.

II, Một số hợp chất của Canxi.

1, Canxi hidroxit – Ca(OH)2

Tính chất vật lí: Chất rắn màu trắng và ít tan trong nước.

Tính chất hóa học: Mang tính chất của dung dịch kiềm (tác dụng với muối, axit, oxit axit)

2, Canxi cacbonat – CaCO3

Tính chất vật lí: Chất rắn màu trắng và không tan trong nước

Tính chất hóa học: Tác dụng với nhiều axit vô cơ, giải phóng khí cacbonat:

CaCO3  + 2HCl    ->   CaCl2   +    H2O    +   CO2

CaCO3  +  H2O  +  CO2  <=> Ca(HCO3)2

Phản ứng trên giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự hình thành thạch nhũ trong hang động.

3, Canxi sunfat – CaSO4

CaSO4: Chất rắn màu trắng và tan ít trong nước.

Có 3 loại Canxi sunfat:

  • Thạch cao sống: CaSO4.2H2O bền ở nhiệt độ thường
  • Thạch cao nung: CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O
  • Thạch cao khan: CaSO4 (không tan và không tác dụng với nước)

4, Nước cứng.

Nước có chứa nhiều cation Mg2+ và Ca2+ được gọi là nước cứng. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion này được gọi là nước mềm.

Có 3 loại nước cứng:

  • Nước cứng tạm thời: chứa các ion Ca2+, Mg2+, HCO3
  • Nước cứng vĩnh cửu: chứa các ion Ca2+, Mg2+, SO42-, Cl
  • Nước cứng toàn phần: là nước có tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

=> Nước tự nhiên là nước cứng toàn phần.

Tác hại của nước cứng: giảm bọt, giảm khả năng tẩy rửa xà phòng, làm cho thức ăn lâu chín và giảm đi mùi vị, làm hòng nhiều dung dịch pha chế.

Biện pháp: làm giảm nồng độ các cation Mg2+ và Ca2+

Nhận biết Mg2+ và Ca2+ Dùng dung dịch chứa muối cacbonat tạo ra kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3, sau đó sục CO2 dư vào dung dịch => kết tủa tan sẽ có Mg2+ và Ca2+