Làm sao để lập thời gian biểu hợp lý cho học sinh chúng mình?

0

Các bạn teen ơi, liệu chúng mình đã biết làm thế nào để quản lý thời gian biểu hợp lý giúp đem lại hiệu quả tốt nhất cho công việc và học tập chưa? Sau đây Bút Bi sẽ tiết lộ bí quyết lập thời gian biểu hợp lý cho học sinh bằng Tứ đồ quản lý thời gian siêu lợi hại nhé.

4 góc phần tư giúp quản lý thời gian hiệu quả hơn

Phương pháp này  được viết trong cuốn “Tư duy tối ưu” (First things first) của Stephen Covey

Theo Stephen Covey, bảng phân chia thời gian của mỗi người sẽ có 4 ô:

Ô I : những việc vừa quan trọng, vừa khẩn cấp

Ô II: những việc quan trọng nhưng không khẩn cấp

Ô III: những việc không quan trọng cũng không khấn cấp

Ô IV: những việc không quan trọng nhưng khẩn cấp

Nhìn vào bảng phân chia trên các bạn nghĩ mình sẽ phải dành thời gian nhiều nhất cho ô thứ mấy? Chắc chắn không ít bạn sẽ đặt ngay câu trả lời vào ô số I – vừa quan trọng vừa khẩn cấp. Nhưng đó sẽ là sai lầm lớn dẫn đến căng thẳng và giảm hiệu quả học tập của những ai đặt phần lớn thời gian vào ô số I đấy nhé. Hãy cùng Bút Bi đi tìm lời giải cho câu hỏi trên để lập thời gian biểu hợp lý cho học sinh hơn nào.

Sơ đồ góc phần 4 giúp quản lý và lập thời gian biểu  hiệu quả

Ô số I: Vừa quan trọng, vừa khẩn cấp

Đây là kết quả của sự lười biếng, trì hoãn công việc nên mới tạo ra cái tình thế “nước đến chân mới nhảy”. Các bạn nên nhớ chỉ được đặt vào ô này tối đa từ 20 – 25% thời gian của mình thôi. Nếu công việc quan trọng dồn lại quá nhiều lại không có thời gian giải quyết dễ dẫn đến “tẩu hỏa nhập ma” và nguy cơ stress nặng là rất cao. Do vậy, các teen hãy sắp xếp thật ít công việc cho ô này khi lập thời gian biểu hợp lý cho học sinh nhé.  

Ô số II: Quan trọng nhưng không khẩn cấp

Các teen biết không, đây chính là đáp án cho câu hỏi trên đấy. Càng dành thời gian nhiều vào ô này thì hiệu quả công việc, học tập sẽ càng cao và cuộc sống cũng sẽ được cân bằng một cách tốt nhất. Thông thường các teen chỉ dành 15% cho ô này, trong khi những người làm việc hiệu quả thường dành tới 65 – 80% cho nó khi lập thời gian biểu. Ví dụ như hôm nay đi học, thầy cô giao bài tập cho tiết học sau. Tốt nhất các teen nên dành thời gian và hoàn thành bài tập ngay ngày hôm đó vừa để củng cố lại kiến thức, vừa có thời gian ôn lại, sửa chữa và dành thời gian hôm sau cho bài tập mới. Cứ như vậy, các teen sẽ luôn giữ được “nhịp điệu” ổn định cho việc học tập của mình và sẽ không rơi vào “khủng  hoảng”, sát ngày nộp bài mà vẫn chưa làm xong.

Nguồn: cliffdumas.com

Ô số III: Không quan trọng nhưng khẩn cấp

Đa số teen thường dành nhiều thời gian cho ô này nhưng không hề hiệu quả. Những việc khẩn cấp nhưng không quan trọng có thể kể đến như các teen bất ngờ được nhờ đến đón một người bạn, hay được bạn bè rủ đi tập tụ, thư giãn, trả lời tin nhắn, điện thoại … chẳng hạn. Nhưng hãy nhớ chỉ nói “có” khi công việc thật sự cần thiết và đảm bảo thời gian cho những việc quan trọng trước nhé.

Con số hợp lý mà các teen nên dành cho ô số III này là không quá 15% . Vậy nên cũng cần chú ý lường trước tới những công việc bất ngờ này để lập thời biểu cho hợp lý học sinh nhé.

Ô số IV: Không quan trọng cũng không khẩn cấp

Đây chắc chắn là ô các teen nên dành ít thời gian nhất rồi. Tốt nhất các teen chỉ nên dành 1% thời gian vào đây thôi. Chủ yếu khoảng thời gian này sẽ tiêu tốn cho việc giải trí, lướt web, xem phim sau phần lớn thời gian làm việc và học tập vất vả.

Lập thời gian biểu hợp lý cho học sinh và thực hiện nó nghiêm túc là chìa khóa cho mọi cánh cửa thành công mà các teen chưa nhận ra đấy. Hãy thử áp dụng và chờ đợi xem phương pháp này sẽ mang lại những hiệu quả, lợi ích gì cho mình nhé. Chúc các teen thành công!