Lí thuyết về dao động tắt dần, dao động cưỡng bức – Môn Vật lý – Lớp 12

0

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Dao động tắt dần.

Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

Trong dao động của con lắc, biên độ giảm dần khi ma sát làm mất đi một phần năng lượng của dao động.

Dao động tắt dần có lợi hay có hại tùy vào từng trường hợp:

  • Nếu sự tắt dần có hại ta cần cung cấp thêm năng lượng cho hệ dao động.

VD: con lắc đồng hồ,…

  • Nếu sự tắt dần có lợi ta cần tăng cường ma sát để dao động tắt dần nhanh.

VD: bộ giảm xóc của ô tô, xe máy,…

2, Dao động duy trì.

Dao động duy trì là khi ta cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động có ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó thì dao động kéo dài mãi mãi.

3, Dao động cưỡng bức.

  • Dao động cưỡng bức là dao động chịu tác dụng của một ngoại lưc cưỡng bức tuần hòan.
  • Biên độ của dao động cưỡng bức không đổi, tần số bằng tần số lực cưỡng bức.

4, Hiện tượng cộng hưởng.

  • Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động.
  • Điều kiện cộng hưởng: f=f0

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 12.