1, Khái niệm
Kê hai lực song song ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.
2, Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn
- Trường hợp vật có trục quay cố định, dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục cố định đó. Nếu trục quay đi qua trọng tâm thì trục quay không chịu lực tác dụng. Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trọng tâm của vật sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay và có lực tác dụng vào trục quay làm trục quay biến dạng.
- Trong trường hợp vật không có trục quay cố định và chỉ chịu tác dụng củ ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và cùng vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
- Ngẫu lực tác dụng vào một lực chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến. Momen ngẫu lực đối với một trục quay O vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực M = Fd, trong đó F là độ lớn của mỗi lực và d là khoảng cách giữa hai giá của hai lực (còn gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực)