Phân tích tác phẩm Tự do (P.Ê-luy-a) – Môn Ngữ văn – Lớp 12

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích tác phẩm Tự do (P.Ê-luy-a).

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả

  • P.Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp.
  • Ông từng tham gia trào lưu siêu thực, cùng nhân dân Pháp kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít.
  • Thơ ông mang đậm hơi thở của thời đại và chất trữ tình chính trị.

2. Tác phẩm.

  • Bài thơ Tự do được viết vào mùa hè năm 1941, in trong tập “Thơ ca và chân lí,1942”.
  • Chủ đề của bài thơ: khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ và của cả dân tộc Pháp khi đất nước bị xâm lăng.

II. Đọc hiểu văn bản.

1, Khát vọng tự do.

Tự Do được viết mọi lúc mọi nơi với các sự vật hữu hình lẫn trừu tượng:

Viết tên em, Tự Do lên : trên bàn, trên cát, trên tuyết, trên trang vở; trên vương miện, trên áo các vua quan,…

Viết tên em, Tự Do lên: tuổi ấu thơ, vào những ngày bánh mì trắng, trên ao mặt trời ẩm mốc, trên hồ lung linh,…

-> Tự Do được viết lên cả những cái trìu tượng lẫn vô hình thể hiện nỗi lòng và khát vọng thiêng liêng của Tự Do.

Khát vọng tự do của tác giả cũng là khát vọng chung của toàn dân tộc. Tác giả đã dùng lời nói của mình để thay lời của toàn dân nước Pháp, là người đại diện đứng lên mở đường để đưa khát vọng ấy thành hiện thực.

Tự do được nhân hóa lên thành “em” kết hợp điệp khúc “tôi viết tên em” càng làm tô đậm lên khát vọng tự do tha thiết của tác giả.

2, Nghệ thuật bài thơ.

Hình ảnh thơ giản dị, mạch thơ thống nhất tạo nên cảm xúc tuôn chảy, ào ạt không ngưng nghỉ.

Lối điệp từ, điệp cấu trúc theo hình thức xoáy tròn tạo được điểm nhấn cho cảm xúc về Tự Do của tác giả.

3, Tư tưởng bài thơ.

Bài thơ được xem là thánh ca của thơ kháng chiến chống Pháp, thể hiện khát vọng tự do và kêu gọi hành động đứng lên chống lại phát xít Đức.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong chương trình học Ngữ văn lớp 12.