“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ được coi là áng thiên cổ kì bút, là áng văn kiệt tác của bậc đại gia. Bên cạnh “Chuyện người con gái Nam Xương” thì tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cũng phê phán hiện thực xã hội sâu sắc đồng thời ca ngợi vẻ đẹp thanh cao của người đương thời. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu về văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Dữ (?-?) quê huyện Trường Tân nay là Thanh Miện, Hải Dương.
- Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Ông sống vài thế kỉ thứ XVI, ông học rộng, tài cao chỉ làm quan một năm rồi về quê nuôi mẹ già và viết sách.
- Sáng tác của ông thể hiện cái nhìn tích cực đối với văn học dân gian.
2. Thể loại truyện truyền kì:
Là một thể loại văn xuôi tự sự mang đậm yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng cũng đậm chất hiện thực, phản ánh khát vọng phá bỏ bất công ngang trái.
3. Truyền kì mạn lục
- Viết vào thế kỉ XVI, bằng chữ Hán
- Gồm 20 truyện, đề tài phong phú, khai thác từ các truyện cổ dân gian, dã sử, truyền thuyết Việt Nam.
- Được coi là “Thiên cổ kì bút”
4. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Tác phẩm có bố cục 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “không cần gì cả”: giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn và việc đốt đền.
- Phần 2: Tiếp đến “khó lòng thoát nạn”: Ngô Tử Văn gặp Bách hộ Thôi và Thổ công.
- Phần 3: Tiếp đến “không bệnh mà mất”: Ngô Tử Văn xuống Minh ty.
- Phần 4: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự với người quen và lời bình cuối truyện.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung
a. Nhân vật Ngô Tử Văn
-Tác giả giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn: trực tiếp tên họ, quê quán, tính tình.
-Ngô Tử Văn đốt đền vì tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân. => Thể hiện tính tình khẳng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ sĩ vì dân trừ hại, tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
-Ngô Tử Văn làm cẩn trọng, công khai, quyết liệt => Tự tin vào hành động chính nghĩa và thái độ chân thành mong được trời đồng tình, ủng hộ.
b. Ngô Tử Văn gặp Bách hộ Thôi và Thổ công.
-Ngô Tử Văn bị tướng giặc làm cho nóng sốt nhưng vẫn mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên => Tự tin vào việc mình làm, coi thường tướng giặc.
c. Ngô Tử Văn xuống Minh ty.
-Ngô Tử Văn trước cảnh địa ngục không hề khiếp sợ và một mực kêu oan
-Ngô Tử Văn trước phiên tòa tâu trình đầu đuôi
=> Ngô Tử Văn được Diêm Vương khẳng định công lao và sai lính đưa về nhà, tướng giặc bị trị tội.
=> Ngô Tử Văn là người dũng cảm, kiên cường
d. Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự với người quen và lời bình cuối truyện.
-Ngô Tử Văn nhận chức Phán sự đền Tản Viên => Hình ảnh kẻ sĩ nước Việt có tinh thần dân tộc, đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính nghĩa.
-Lời bình ở cuối truyện đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ: Sự cứng cỏi, lòng can đảm trước cái xấu, cái ác và ca ngợi người cương trực quyết đoán.
2. Nghệ thuật kể chuyện
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
- Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây chú ý hấp dẫn.
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.