Phân tích tác phẩm “Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, Thái sư Trần Thủ Độ là người có công vô cùng to lớn trong việc chuyển từ triều đại nhà Lý sang nhà Trần. Vì vậy vai trò tầm vóc của vị Thái sư này được nhà sử học Ngô Sĩ Liên lưu lại trong Đại Việt sử kí toàn thư. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu về văn bản “Thái sư Trần Thủ Độ” của tác giả Ngô Sĩ Liên.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lí, nay thuộc Chương Mỹ, Hà Tây.
  • Ông đỗ tiến sĩ năm 1422, từng làm tư nghiệp Quốc Tử Giám.
  • Ông là một trong những nhà sử học nổi danh thời trung đại.
  • Ông là tác giả chính biên soạn “Đại Việt sử kí toàn thư”.

2. Tác phẩm “Đại Việt sử kí toàn thư”.

-Tác phẩm hoàn tất năm 1499, gồm 15 quyển.

-Nội dung: Ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428)

-Tác phẩm dựa trên Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu) và Sử kí tục biên (Phan Phu Tiên)

-Giá trị tác phẩm:

  • Là bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời trung đại, hoàn tất vào năm 1479.
  • Thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
  • Vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học cao

3. Đoạn trích

a. Vị trí: Quyển V, phần Bản kỉ

b. Bố cục: 3 phần

  • Phần 1 (từ đầu…đến Trung Vũ Đại Vương): ghi chép về thời gian qua đời và tước hiệu được phong tặng của Trần Thủ Độ
  • Phần 2 (tiếp đến “vua bèn thôi”): kể lại cuộc đời, sự nghiệp Trần Thủ Độ thông qua những sự kiện tiêu biểu.
  • Phần 3 (còn lại): nhận định, đánh giá của sử gia về nhân vật Thái sư Trần Thủ Độ

II. Tìm hiểu văn bản

1. Nội dung.

a. Trần Thủ Độ giữ chức Thái sư, là chức quan cao nhất trong vương  triều lúc bấy giờ.

  • Ông là người khai sáng và là nhà trợ thủ đắc lực cho vua Trần.
  • Ông là vị quan có tài mưu trí, tận tụy giúp vua xây dựng nghiệp lớn, chống giặc giữ nước.

=> Khẳng định vị trí và công lao to lớn của Trần Thủ Độ.

b. Phẩm chất, nhân cách của con người Trần Thủ Độ.

  • Trần Thủ Độ là người biết phục thiện, công minh, độ lượng và có bản lĩnh.
  • Trần Thủ Độ là người chí công vô tư, tôn trọng phép nước, không vị tình thân.
  • Trần Thủ Độ là người đề cao công bằng phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích.
  • Trần Thủ Độ là người luôn đặt công việc lên trên, không tư lợi, sẵn sàng chống lại việc gây bè kéo cánh.

=> Nổi bật bản lĩnh và nhân cách của Trần Thủ Độ.

2. Nghệ thuật viết sử

Tác giả kết hợp hài hòa nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.