Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có những vị anh hùng hào kiệt đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong sử sách cũng như trong lòng người dân đất Việt trong đó có Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu về văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của tác giả Ngô Sĩ Liên.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lí, nay thuộc Chương Mỹ, Hà Tây.
- Ông đỗ tiến sĩ năm 1422, từng làm tư nghiệp Quốc Tử Giám.
- Ông là một trong những nhà sử học nổi danh thời trung đại.
- Ông là tác giả chính biên soạn “Đại Việt sử kí toàn thư”.
2. Tác phẩm “Đại Việt sử kí toàn thư”.
-Tác phẩm hoàn tất năm 1499, gồm 15 quyển.
-Nội dung: Ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428)
-Tác phẩm dựa trên Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu) và Sử kí tục biên (Phan Phu Tiên)
-Giá trị tác phẩm:
- Là bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời trung đại, hoàn tất vào năm 1479.
- Thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
- Vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học cao
3. Đoạn trích
a. Vị trí: Quyển VI, phần Bản kỉ, kỉ nhà Trần
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: “Tháng sáu…giữ nước vậy” -> Lời khuyên của vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.
- Phần 2: “Quốc Tuấn là con…vào viếng” -> Trần Quốc Tuấn với lồi trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.
- Phần 3: Còn lại -> Những công tích lớn, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn:
– Trần Quốc Tuấn nêu dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của người xưa nhằm khuyên vua Trần nên tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫunhất định.
– Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc: Toàn dân đoàn kết một lòng “Vưa tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”
– Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân”: giảm bớt thuế khóa, bớt hình phạt, không sách nhiễu nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân sung túc.
-> Điều đó là “thượng sách giữ nước”
=> Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn:
- Có lòng trung quân ái quốc, có ý thức trách nhiệm rất cao với vua với nước
- Là một vị tướng tài ba, mưu lược, có kinh nghiệm dồi dào và tầm nhìn xa trông rộng
- Có lòng thương dân, trọng dân, biết lo cho dân.
2. Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của người cha, trong các câu chuyện với gia nô và hai người con trai:
a. Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của người cha
Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải. -> Đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu” một cách tự nguyện, hết lòng trung nghĩa, dẹp thù riêng để phụng sự đất nước, không mảy may tư lợi.
b. Câu chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng:
– Khẳng định nhân cách cao thượng, tấm lòng trung nghĩa, thẳng thắn, cương trực của hai người nô bộc trung thành.
– Khẳng định tư tưởng trung quân của Trần Quốc Tuấn là hoàn toàn đúng nên mới tìm được sự đồng cảm của mọi người, kể cả giai nhân.
– Chi tiết “Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người” nô bộc trung nghĩ, câu chuyện này chỉ là một phép thử lòng người của Trần Quốc Tuấn => Trần Quốc Tuấn là một con người thẳng thắn và chân thành.
c. Câu chuyện với hai người con trai:
- Hưng Vũ Vương: Ông “ngầm cho là phải”.
- Hưng Nhượng Vương: Ông nổi giận, rút gượm định tội, không muốn Hưng Nhượng Vương được nhìn mặt lần cuối.
=> Ông là người có tính cách thận trọng, trung nghĩa; cách giáo dục con công bằng và rất nghiêm khắc.
3. Những công lao và uy tín, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn:
a. Công lao:
- Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông.
- Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.
b. Uy tín:
- Được truy tặng tước lớn: Thái sư Thượng phị Thượng quốc công nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương -> được ví như thượng phụ (cha vua)
- Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.
- Là chỗ dựa của vua Trần những lúc lâm nguy
- Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.
c. Vé đẹp nhân cách
Ông là người khiên tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tôi.
d. Những trước tác chính:
- Hịch tướng sĩ
- Binh thư yếu lược
- Vạn Kiếp tông bí truyền thư
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tác phẩm thể hiện vẻ đẹp nhân cách vĩ đại của Trần Quốc Tuấn: trung quân ái quốc, thương yêu dân, tận tình với tướng sĩ, tài năng, mưu lược, khiêm tốn, cẩn trọng, công bằng và nghiêm khắc trong cách giáo dục con,…
2. Nghệ thuật
Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc:
- Không đơn điệu theo trình tự thời gian, sử dụng hai mạch kể rất điêu luyện, thu hút sự chú ý của người đọc.
- Kĩ thuật kể chuyện phức điệu, khéo léo đan xen lời nhận xét tính tế để định hướng cho người đọc; mỗi sự kiện chi tiết đều tương ứng với một câu chuyện sinh động,.. có tác dụng làm nổi bật chân dung nhân vật lịch sử.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.