Tiếng Việt là tiếng chúng ta sử dụng hàng ngày để giao tiếp với nhau và có lịch sử truyền thống lâu đời, gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc và đất nước. Việc tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt giúp các em có kiến thức sâu sắc hơn về thứ tiếng đã trở thành tiếng nói chung của dân tộc.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) nghiên cứu về lịch sử tiếng Việt.
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt.
1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.
a. Nguồn gốc của tiếng Việt.
Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
Tiếng việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng họ Môn-Khmer và có quan hệ mật thiết với tiếng Mường.
2. Tiếng Việt thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
Tiếng Việt thời kỳ Bắc thuộc phát triển trong mối quan hệ với các ngôn ngữ Nam Á và tiếp xúc nhiều với tiếng Hán. Trong thời đấu tranh dựng nước tiếng Việt vay mượn từ ngữ Hán và được Việt hóa.
3. Tiếng Việt thời kỳ phong kiến độc lập, tự chủ.
- Chữ Nôm xuất hiện và thịnh hành vào thế kỷ XVIII.
- Vay mượn yếu tố văn tự Hán xây dựng thành chữ Nôm.
- Chữ Nôm ra đời tạo diện mạo mới cho tiếng Việt, cho văn học.
4. Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc
Tiếng Việt bị tiếng Pháp chèn ép và chịu ảnh hưởng văn hóa, văn học phương Tây => Tiếng Việt phát triển theo hướng hiện đại hóa bằng các vay mượn từ ngữ nước ngoài
5. Tiếng Việt sau Cách mạng tháng Tám đến nay
Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thống và trở thành tiếng nói chung của toàn dân tộc. Vì thế mà:
- Tiếng Việt được hoàn thiện và chuẩn hóa
- Tiếng Việt được xây dựng hệ thống thuật ngữ
II. Chữ viết tiếng Việt
1. Chữ viết của người Việt cổ
Theo các nhà nghiên cứu, người Việt cổ xưa đã có chữ viết và những chữ viết đó được người Hán mô phỏng như con nòng nọc đang bơi.
2. Chữ Nôm
Chữ Nôm là chữ mượn kí tự chữ Hán để phiên âm tiếng Việt.
3. Chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ là chữ dựa trên ký hiệu chữ Latinh.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.