Phân tích tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, hiền tài giữ một vị trí vô cùng quan trọng góp phần lớn lao vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Điều này đã được nhiều học giả quan tâm, trong đó có Thân Nhân Trung khẳng định. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của tác giả Thân Nhân Trung.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Thân Nhân Trung (1418 – 1499)
  • Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
  • Đỗ tiến sĩ năm 1469
  • Từng giữ chức thượng thư bộ lại, Đông các đại học sĩ tế tửu Quốc Tử Giám
  • Ông nổi tiếng văn chương, vua tin dùng, cho hầu văn bút

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Để khuyến khích nhân tài phát triển giáo dục. Từ năm 1439, triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban áo mũ, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao

Năm 1484, thời Hồng Đức, Thân Nhân Trung đã soạn bài “Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất, khoa tiến sĩ đề danh kí” (1442), khắc trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội

b. Bố cục

  • Phần 1 (từ đầu -> “vẫn cho là chưa đủ”): Khẳng định vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia
  • Phần 2 (còn lại): Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

c. Chủ đề

Bài kí nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức và người tri thức trong xã hội và có ý nghĩa lớn lao của việc tôn vinh người đỗ đạt cao qua việc khắc bia

II. Đọc hiểu văn bản

1. Vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia

  • “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nghĩa là nguyên khí thịnh thế nước mạnh, lên cao và ngược lại
  • Đề cao, khẳng định vai trò của người có tài, có đức. Họ chính là trụ cột của nước nhà, có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước
  • Những việc đã làm với các hiền tài vẫn chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách

2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

a. Đối với người đương thời

  • Khuyến khích nhân tài
  • Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác
  • Làm cho nước nhà hưng thịnh, bền vững dài lâu

b. Đối với người đời sau

  • Tôn vinh quá khứ, làm gương cho thế hệ tương lai
  • Tạo dựng truyền thống hiếu học của dân tộc

=> Niềm tự hào về truyền thống ngàn năm văn hiến của nước ta

3. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

  • Thời nào hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia, phải biết quý trọng nhân tài
  • Hiền tài là trái tim sống còn đến sự suy thịnh của đất nước
  • Quan điểm của nhà nước ta là “bồi dưỡng nhân tài, đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu”

III. Tổng kết

1. Về nội dung

Qua bài kí, tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của tri thức và người tri thức trong xã hội. Đồng thời cho thấy được sự quan tâm đến giáo dục và trọng dụng nhân tài của nhà nước phong kiến đương thời

2. Về nghệ thuật

Bài kí giàu chất hùng biện, có sức thuyết phục cao, lập luận mạch lac, chặt chẽ, bút pháp rắn rỏi, cô đọng súc tích, lời văn trang trọng.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.