Phân tích tác phẩm “Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung)” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong nền văn học cổ điển Trung Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa là một trong những bộ tiểu thuyết đặc sắc kết tinh giá nội dung và nghệ thuật vô cùng sâu sắc có ý nghĩa và giá trị lâu bền. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu về tác phẩm “Hồi trống Cổ Thành” của nhà văn La Quán Trung.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Cuộc đời

  • La Quán Trung (1330 – 1400) sống vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, tên là La Bản, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân.
  • Ông người vùng Thái Nguyên, Sơn Tây cũ, Trung Quốc.
  • Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc, ông là người cô độc lẻ loi, thích ngao du đây đó một mình.
  • Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

b. Sáng tác

– Ông là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc.

– Các tác phẩm chính:

  • Tam Quốc diễn nghĩa
  • Tùy đường lưỡng triều chí truyện
  • Tấn Đường ngụ đại sử diễn truyện

2. Tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa

  • Tác phẩm ra đời đầu thời Minh do La Quan Trung căn cứ vào tài liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian mà viết ra.
  • Tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết có dung lượng lớn dài 120 hồi.

3. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành

Vị trí: Trích hồi 28 trong Tam Quốc diễn nghĩa

Kết cấu: 3 phần

  • Phần 1: Từ đầu…”mời Trương Phi ra đón” -> Hoàn cảnh gặp gỡ của các nhân vật.
  • Phần 2: Tiếp đến…”chính là cờ Tào” -> Mâu thuẫn anh em Trương Phi và Quan Công
  • Phần 3: Còn lại -> Hồi trống cổ thành, anh em đoàn tụ.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật Trương Phi

a. Hành động Trương Phi

-Khi nghe tin lời Tôn Càn báo tin: nhanh chóng, dứt khoát, mạnh mẽ.

-Khi vừa gặp mặt Quan Công: nóng nảy, quyết liệt

=> Trương Phi phân định ban thù rất rõ ràng, trung- nghĩa phân minh. Đó là chân lý, đạo lý của bậc trung thần.

-Khi Sái Dương xuất hiện: nổi giận, thách thức Quan Công

-Khi Quan Công chém Sái Dương: Trương Phi thử thách lòng trung nghĩa của Quan Công

=> Trương Phi là người thân trọng, khôn ngoan.

-Khi nghe hai chị dâu kể lại chuyện: Ân hân, tạ lỗi.

b. Tính cách của Trương Phi

  • Thẳng thắn bộc trực, nóng nảy, không chấp nhận sự mập mờ
  • Sống cương trực, thủy chung
  • Sống tình cảm, trọng nghĩa tình

2. Nhân vật Quan Công

-Việc Quan Công ở lại Tào doanh -> Người trung tín, biết tranh thủ thời cơ, tranh thủ kẻ thù khi lạc bước, suy xét sự việc cẩn trọng.

-Khi gặp lại Trương Phi, Quan Công có thái độ vui mừng, ngạc nhiên.

-Trước thái độ và hành động của Trương Phi, Quan Công cư xử rất đúng mực của một người anh

-Khi quân Sái Dương đến, Quan Công hành động dứt khoát, bản lĩnh, khí phách oai phong.

-> Quan Công là người hiểu rõ thời thế, hành động để minh oan trước Trương Phi.

=> Tính cách Quan Công: Là người từ tốn, bình tĩnh, sáng suốt, trung nghĩa, tài năng, khí phách.

3. Ý nghĩa hồi trống Cổ Thành

  • Góp phần làm nổi bật không khí chiến trận.
  • Hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.
  • Làm rõ thêm tính cách hai nhân vật.

=> Linh hồn của đoạn trích: “Hồi trống”.

4. Nghệ thuật

  • Đoạn trích như một màn kịch, giàu kịch tính.
  • Mâu thuẫn được dẫn dắt nhanh, phát triển vững chắc và giải quyết đột ngột.
  • Lối kể chuyện giản dị, không tô vẽ, không bình phẩm.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.