Phân tích tác phẩm “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung)” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong nền văn học cổ điển Trung Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa là một trong những bộ tiểu thuyết đặc sắc kết tinh giá nội dung và nghệ thuật vô cùng sâu sắc có ý nghĩa và giá trị lâu bền. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu về tác phẩm “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” của nhà văn La Quán Trung.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Cuộc đời

  • La Quán Trung (1330 – 1400) sống vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, tên là La Bản, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân.
  • Ông người vùng Thái Nguyên, Sơn Tây cũ, Trung Quốc.
  • Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc, ông là người cô độc lẻ loi, thích ngao du đây đó một mình.
  • Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

b. Sáng tác

– Ông là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc.

– Các tác phẩm chính:

  • Tam Quốc diễn nghĩa
  • Tùy đường lưỡng triều chí truyện
  • Tấn Đường ngụ đại sử diễn truyện

2. Tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa

  • Tác phẩm ra đời đầu thời Minh do La Quan Trung căn cứ vào tài liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian mà viết ra.
  • Tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết có dung lượng lớn dài 120 hồi.

3. Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Trích hồi 21 trong Tam Quốc diễn nghĩa

II. Đọc hiểu văn bản

1. Tình huống truyện

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng xảy ra khi nhóm Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi lúc đầu còn yếu thế, buộc phải nương tựa vào Tào Tháo ở Hứa Đô, song họ luôn nghĩ cách thoát khỏi sự khống chế đó để xây dựng lực lượng độc lập.

2. Tào Tháo luận anh hùng cùng Lưu Bị

Tào tháo hiện lên với tính cách:

  • Hiểu biết sâu rộng, sắc sảo, thông minh, bản lĩnh, trọng người tài
  • Tham vọng bá vương
  • Đa nghi, gian giảo, tự phụ, chủ quan

=> Gian hùng

Lưu Bị hiện lên với tính cách:

  • Thông minh, linh hoạt, bản lĩnh
  • Nuôi chí lớn
  • Thận trọng, khôn khéo, nhẫn nhịn

=> Anh hùng

3. Đánh giá chung

a. Về quan niệm anh hùng của 2 nhân vật

  • Quan niệm anh hùng của Tào Tháo là quan niệm của giai cấp áp bức, bóc lột trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ: muốn đè đầu cưỡi cổ dân chúng, làm bá chủ thiên hạ.
  • Quan niệm anh hùng của Lưu Bị không đồng nhất với Tào Tháo, là người có chí lớn, mưu cao, bao trùm trời đất

b. Về tính cách của 2 nhân vật

  • Lưu Bị thận trọng, khôn ngoan, khiêm tốn
  • Tào Tháo sắc sảo, thông minh nhưng tự phụ, không coi ai là anh hùng.

c. Cuộc tranh luận 2 nhân vật

  • Qua tranh luận, ta nhận ra cái “thần” của 2 nhân vật
  • Tác giả thể hiện thái độ “Tôn Lưu biếm Tào”

III. Tổng kết

1. Nội dung

  • Ngợi ca Lưu Bị một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan
  • Khiển trách và “đùa cợt” Tào Tháo.
  • Gửi gắm bài học nhân sinh sâu sắc

2. Nghệ thuật

  • Nghệ thuật kể chuyện giản dị, dễ nhớ,
  • Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện tài tình
  • Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật tinh tế và linh hoạt

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.