Phân tích tác phẩm “Nỗi thương mình (Nguyễn Du)” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong tác phẩm “Truyện Kiều”, tấm lòng nhân đạo thiết tha của Nguyễn Du như đã được tiếp thêm sức mạnh bởi tài năng nghệ thuật độc đáo của ông, giúp ông thể hiện đặc biệt thành công nhũng diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong những cảnh ngộ bi thương. 

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” tiêu biểu cho thành công nghệ thuật trong tác phẩm. 

I. Tìm hiểu chung

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong tác phẩm “Truyện Kiều” nói lên tình cảnh, tâm trạng của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.

3. Bố cục

  • 4 câu đầu: Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.
  • 8 câu tiếp: Niềm thương thân, xót phận của Thúy Kiều.
  • 8 câu cuối: Cảnh đẹp, thú vui – lòng người buồn bã.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.

  • Bút pháp ước lệ, tượng trưng: “bướm ong”, cuộc say, trận cười.
  • Điển tích, điển cố: “Tống Ngọc” ” Trường Khanh” chỉ người ăn chơi phong lưu.
  • Nghệ thuật tiểu đối nhấn mạnh sự bẽ bàng của Thúy Kiều.
  • Từ ngữ chỉ mức độ: “biết bao, đầy tháng, suốt đêm” chỉ chốn lầu xanh, ăn chơi xô bồ, sự lả lơi của khách làng chơi.

=>  Nghệ thuật thơ giữ được vẻ thanh nhã cho lời thơ và vẻ đẹp của  Thúy Kiều.

2. Niềm thương thân, xót phận của Thúy Kiều.

a. Thời điểm

“Tỉnh rượu” “Tàn canh” -> Thời gian, không gian nghệ thuật thích hợp để Kiều soi thấu lòng mình. Thúy Kiều thường sống trong nỗi thương mình, nội tâm luôn dằn vặt.

b. Nỗi niềm

  • Kiều tự ý thức về nỗi đau thân phận,càng thương thân xót phận.
  • Điệp từ “sao” -> Sự giày vò, dằn vặt, đay nghiến cho thân phận của Thúy Kiều. Hiện tại quá phũ phàng, quá ê chề.
  • Điển tích” mưa Sở mây Tần”, sự đối lập “người” và ” mình” -> Thúy Kiều không hòa nhập với cuộc sống ở lầu xanh -> Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều.

=> Nỗi thương thân, xót phận của Kiều thể hiện sự tự ý thức cao của Kiều về thân phận phẩm giá, nhân cách, quyền sống. Nguyễn Du góp một tiếng nói mới về sự tự ý thức của con người cá nhân trong văn học trung đại.

3. Cảnh đẹp, thú vui – lòng người buồn bã.

a. Cảnh thiên nhiên

Bút pháp ước lệ, đối lập, tả cảnh ngụ tình -> Cảnh phong hoa tuyết nguyệt trang nhã nhưng ơ hờ, lạnh lẽo -> Sự lạc lõng, cô đơn của Thúy Kiều.

b. Cảnh sinh hoạt

Bút pháp ước lệ, đối lập -> Có đủ cầm, kì, thi, họa – thú vui tao nhã

c. Tâm trạng của Thúy Kiều.

Câu hỏi tu từ, điệp từ, đại từ phiếm chỉ “ai”

-> Sự cô đơn, chơi vơi, trống trải của Thúy Kiều.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Đoạn trích thể hiện nỗi thương thân, xót phận và sự tự ý thức cao của Thúy Kiều nhất là ý thức về nhân cách. Đồng thời bằng lòng thương cảm, bằng tài năng của Nguyễn Du đã đem đến một sắc thái mới về sự tự ý thức của con người cá nhân trong văn học trung đại.

2. Nghệ thuật

  • Tác giả sử dụng một cách tập trung nghệ thuật đối xứng
  • Sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng tả cảnh  ngụ tình và một số biện pháp tu từ khác.
  • Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.