Trong sáng tác đồ sộ của Nguyễn Du, “Truyện Kiều” là một trong những kiệt tác văn học không chỉ của nền Văn học Việt Nam mà còn là của nền văn chương thế giới. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu chung về kiệt tác này.
A. Nguyễn Du
I. Cuộc đời
1. Con người
- Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú.
- Ông không chỉ ham họ, có năng khiếu văn học bẩm sinh mà còn có một trái tim giàu tình yêu thương.
2. Quê hương
Ông quê ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Kinh thành Thăng Long.
3. Xuất thân
- Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê và gia đình có truyền thống về văn học.
- Ông mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi, cuộc đời trải qua những năm tháng gian truân, nghèo túng, lang thang và tủi cực.
4. Thời đại
Xã hội phòng kiến tranh giành quyền lực, xã hội loạn lạc, nhân dân cực khổ. Đây là thời đại khổ đau, bế tắc, nhiều biến động đã tác động mạnh vào tình cảm và nhận thức của Nguyễn Du thôi thúc ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
II. Sự nghiệp văn học
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn học Việt Nam.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ, có nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương, ở thể loại nào cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.
1. Các sáng tác chính:
a. Sáng tác bằng chữ Hán
Ông có 3 tập thơ với 249 bài: “Thanh Hiên thi tập” “Nam trung tạp ngâm” “Bắc hành tạp lục”.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông.
b. Sáng tác bằng chữ Nôm
Bao gồm: “Văn chiêu hồn” và “Truyện Kiều”
2. Một vài đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du
a. Nội dung
- Đề cao cảm xúc, đề cao tình: Tình cảm chân thành, cảm thông sấu sắc, trân trọng yêu thương con người nhỏ bé trong xã hội.
- Thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc qua việc đề cao hạnh phúc trần thế, ca ngợi tình yêu đôi lứa.
b. Nghệ thuật
- Sử dung nhuần nhuyễn nhiều thể thơ Trung Quốc.
- Đưa thể thơ lục bát thuần túy của dân tộc lên một tầm cao mới.
- Góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc.
B. Tác phẩm Truyện Kiều
I. Nguồn gốc tác phẩm và sự sáng tạo của Nguyễn Du.
- Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” vào đầu thế kỉ XIX.
- Lúc đầu, Nguyễn Du đặt tên là “Đoạn trường tân thanh”.
- “Truyện Kiều” dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
- Phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định đến sự thành công của kiệt tác “Truyện Kiều” .
II. Bố cục tác phẩm
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
- Phần thứ ba: Đoàn tụ.
III. Giá trị nội dung và nghệ thuật
1. Giá trị nội dung
a. Giá trị hiện thực
- Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công, tàn bạo.
- Phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
b. Giá trị nhân đạo
- Thể hiên niềm xót thương, cảm thông sâu sắc trước những đau khổ của con người.
- Tiếng nói lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo gây ra đau khổ cho con người, chà đạp lên quyền sống con người.
- Tiếng nói trân trọng, đề cao, ca ngợi con người từ ngoại hình, phẩm chất đến những ước mơ và khát vọng chân chính.
2. Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật tự sự có sự phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tâm lí nhân vật.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.