Phân tích tác phẩm “Chí khí anh hùng (Nguyễn Du)” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải đươc kết tinh sâu sắc nhất trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích đoạn trích này đề làm nổi bật lên vẻ đẹp trượng phu anh hùng cái thế của nhân vật.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Tìm hiểu chung

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 kể về cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

2. Bố cục

  • 4 câu đầu: Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều sau nửa năm chung sống.
  • 12 câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều – Từ Hải và tính cách anh hùng của Từ Hải.
  • 2 câu cuối: Từ Hải dứt áo ra đi.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều sau nửa năm chung sống.

Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

-> Từ Hải hiện lên đầy chí khí của bậc anh hùng thể hiện thái độ kính phục, trân trọng của tác giả. Vốn là bậc anh hùng cái thế, Từ Hải không thể say sưa với hạnh phúc lứa đôi mà quên đi chí lớn chưa thành. Chính vì vậy chàng đã quyết chí lên đường dứt khoát và mau lẹ chứ không hề bịn rịn, quyến luyến gia đình.

Trong không gian “Trông vời trời bể mênh mang” -> Khắc họa dáng vóc sánh nganh với trời đất, cái nhìn của Từ Hải ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường.

=> Bốn câu thơ đầu cho thấy Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh.

2. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều – Từ Hải và tính cách anh hùng của Từ Hải.

a. Lời Thúy Kiều

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”

-> Muốn ra đi, quyết tâm theo Từ Hải để tiếp sức, chia se, gánh vác công việc với chồng.

=> Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ mầ còn thể hiện tình yêu với chồng, hiểu, khâm phục Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng.

b. Lời đáp Từ Hải

“Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

-> Từ Hải từ chối mong muốn của Kiều, muốn Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một anh hùng.

“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

=> Lời hứa của Từ Hải với Thúy Kiều “sẽ rước nàng nghi gia” khi sự nghiệp thành công, khát vọng công danh => Người anh hùng với chí khí, lớn lao cao cả, trân trọng Thúy Kiều.

“Bằng ngay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu

Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì.”

=> Lời hẹn ước ngắn gọc, tự tin => Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, chí lớn mà còn rất tự tin vào tài năng của mình.

3. Từ Hải dứt áo ra đi.

“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

=> Hành động, cử chỉ dứt khoát không hề do dự đắn đo không làm cản bước ý chí người anh hùng.

=> Tác giả khẳng định Từ Hải chính la bậc anh hùng cái thế có tầm vóc phi thường, sánh ngang đất trời, vũ trụ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

  • Ca ngợi người anh hùng Từ Hải
  • Thể hiện quan niệm về người anh hùng lí tưởng vầ gửi gắm ước mơ công lí.

2. Nghệ thuật

  • Bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa
  • Hình ảnh kì vĩ, ước lệ, tượng trưng
  • Ngôn ngữ miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật tinh tế.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.