Phân tích tác phẩm “Thề nguyền (Nguyễn Du)” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca và cũng là cảm hứng không hề vơi cạn của rất nhiều nhà thơ và nhà văn trong đó có Nguyễn Du. Đặc biệt, ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, mối tình thủy chung son sắt của Thúy Kiều với Kim Trọng đã được tác giả thể hiện qua nhiều vần thơ vô cùng tinh tế. Cảnh “thề nguyền” là một trong những đoạn thơ tiêu biểu như vậy. 

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích đoạn trích “Thề nguyền”.

I. Tìm hiểu chung

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích từ câu 431 đến câu 452 kể về việc Kiều sang nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền.

2. Ý nghĩa nhan đề:

Lời thề nguyền có ý nghĩa thực tế và có ý nghĩa tâm linh gợi nên sự linh thiêng, ràng buộc và tạo nên niềm tin cho con người.

3. Bố cục

  • Phần 1 (14 câu đầu): Kiều đến gặp Kim Trọng.
  • Phần 2 (còn lại): Kiều cùng Kim Trọng thề nguyền.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Kiều đến gặp Kim Trọng.

a. Tâm trạng, tình cảm của Kiều

“Cửa ngoài vội rủ rèm the

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.”

-> Thể hiện sự khẩn trương, vội vã, háo hức, nóng lòng của Kiều khi được gặp Kim Trọng.

“Nhặt thưa sương giọi đầu cành

Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu”

-> Mọi thứ trở nên hiền từ, nhỏ nhẹ trước tình yêu.

=> Kiều đã nghe theo tiếng gọi của tình yêu mà không cần biết đến lễ giáo phong kiến.

b. Tâm trạng và thái độ trân trọng của Kim Trọng

“Sinh vừa tựa án thỉu thiu

Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê.

Tiếng sen sẽ động giấc hoè

Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.”

-> Sử dụng điển tích, điển cố chỉ giấc mơ gặp người đẹp của Kim Trọng.

“Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần,

Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.”

-> Cả câu thơ có ý nghĩa: Kim Trọng cảm thấy Kiều xuất hiện như thần nữ núi Vu Giáp -> Tâm trạng vui sướng của Kim Trọng.

“Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa

Bây giờ rõ mặt đôi ta

Biết đây rồi nữa chẳng là chiêm bao”

-> Dự cảm của Kiều về tương lai mong manh đầy những mơ hồ bão táp của định mệnh.

=> Khát vọng tự do yêu đương, tự do hôn nhân trong bối cảnh xã hội phong kiến đầy rẫy những chuẩn mực khắt khe.

“Vội vàng làm lễ rước vào

Đài sen nối sáp lò đào thêm hương”

=> Kim Trọng như nửa tỉnh nửa mơ, chàng không tin Kiều đang ở trước mặt mình => Kim Trọng rất trân trọng, khẩn trương rước Kiều vào nhà.

2. Kiều cùng Kim Trọng thề nguyền.

“Tiên thề cùng thảo một chương

Tóc Mây một món dao vàng chia đôi”

-> Không gian thơ mộng, cảnh thề nguyền diễn ra rất vội vàng nhưng trang trọng, cả hai như lạc vào cõi mơ giữa trời đất.

“Vừng trăng vằng vặc giữa trời

Đinh ninh hai miệng một lời song song.”

-> Hành động “hai miệng một lời song song” đã nói lên sự ghi lòng tạc dạ lời thề đồng tâm, đồng lòng đến trăm năm của đối lứa. Nghi lễ tạo thêm niềm tin vào tình yêu, vào cuộc sống tương lai của hai người.

=> Đó là những vần thơ đẹp nhất về tình yêu của chàng Kim và nàng Kiều. Một buổi thề nguyền đã diễn ra rất thiêng liêng và hạnh phúc cùng những tín vật.

III. Tổng kết

1. Nội dung

  • Khẳng định tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, tình cảm song phương, trong sáng của Kim Trọng và Thúy Kiều.
  • Thể hiện quan niệm mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Du về tình yêu tự do trong xã hội phong kiến.
  • Khát vọng hạnh phúc, bất chấp lễ giáo phong kiến, vươn lên đương đầu với số phận, tương lai đầy bất trắc đang chờ đợi.

2. Nghệ thuật

  • Sử dụng điển tích, điển cố.
  • Hình ảnh ẩn dụ, ước lệ.
  • Từ láy biểu cảm, gợi hình.
  • Ngôn ngữ kể, miêu ta kết hợp với ngôn ngữ đối thoại.
  • Sử dụng không gian và khoảng thời gian nghệ thuật tạo nên không khí thơ mộng, huyền ảo, thiêng liêng của cuộc thề nguyền.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.