Phân tích “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”

(Tố Hữu)

Những lời thơ trên đã khái quát một cách khá đầy đủ và chính xác về truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy, một truyền thuyết nổi tiếng gắn liền với thời An Dương Vương trong lịch sử dân tộc của đất nước. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

I. Giới thiệu chung

1. Truyền thuyết

  • Khái niệm: Truyền thuyết là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc và cộng đồng cư dân của một vùng.
  • Đặc trưng truyền thuyết: Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố hoang đường; phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử; có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường lịch sử văn hóa.

2. Tác phẩm

  • Xuất xứ: trích từ “Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái”
  • Bố cục bao gốm 3 phần: Qúa trình dựng nước và giữ nước của An Dương Vương; Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu; Thái độ tác giả dân gian với nhân vật.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc – tóm tắt văn bản

  • An Dương Vương xây thành cứ xây lại đổ. Rùa vàng giúp: xây được thành trong nửa tháng
  • Rùa vàng tặng vuốt. Chế được nỏ thần. Đánh thắng Triệu Đà
  • Triệu Đà xin hòa, cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy. An Dương Vương gả Mị Châu
  • Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần. Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc
  • An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu bỏ chạy
  • Rùa vàng kết tội Mị Châu. An Dương Vương chém đầu Mị Châu rồi đi xuống biển. Máu Mị Châu biến thành hạt châu
  • Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn

2. Tìm hiểu văn bản

a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước

  • Xây thành: An Dương Vương xây thành tới đâu bị lở tới đó, phải nhờ sự giúp đỡ của thần linh => khó khăn của buổi đầu dựng nước
  • Chế nỏ: An Dương Vương được tặng nỏ thần và đánh bại Triệu Đà => ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của An Dương Vương, lý tưởng hóa việc xây thành, chế tạo vũ khí

b. Bi kịch nước mất nhà tan và tình yêu tan vỡ

  • Trách nhiệm của An Dương Vương là đã cho con gái lấy Trọng Thủy và cho Trọng Thủy ở rể. Khi Triệu Đà sang xâm lược vẫn thản nhiên đánh cờ  => Mất cảnh giác, quá ỉ lại vào vũ khí và không phòng bị nghiêm túc
  • Trách nhiệm của Mị Châu là đã cho Trọng Thủy xêm trộm nỏ thần và rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn => Mị Châu là người nhẹ dạ, ngây thơ, tiết lộ quân cơ, đặt tình vợ chồng lên trên lợi ích quốc qia

=> Bi kịch tình yêu Mị Châu và Trọng Thủy

c. Thái độ của tác giả dân gian đối với An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

  • Đối với An Dương Vương thể hiện sự yêu mến, kính trọng, tiếc thương
  • Đối với Mị Châu thể hiện thái độ nghiêm khắc đồng thời thông cảm với Mị Châu vì bị người đời lừa dối
  • Đối với Trọng Thủy thể hiện sự tha thứ vì hắn cũng chỉ bị vua cha lợi dụng

Hy vọng với bài viết về phân tích “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.