Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Để viết được một bài văn tự sự mạch lạc và rõ ràng, lập dàn ý cho bài văn đó là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng. Vì vậy ở bài viết này chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) hướng dẫn cách lập dàn ý cho bài văn tự sự.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Mục tiêu: 

  • Biết cách dự kiến đề tài, cốt truyện, cho một bài văn tự sự
  • Nắm được kết cấu và biết được cách lập dàn ý một vài băn tự sự
  • Ý thức được tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn

I. Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện

1. Tìm hiểu ngữ liệu: SGK trang 44

2. Kinh nghiệm rút ra trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị cho bài văn tự sự

Trước khi viết bài văn tự sự ta cần:

  • Hình thành ý tưởng
  • Dự kiến cốt truyện
  • Suy nghĩ tưởng tượng

II. Lập dàn ý

1. Lập dàn ý cho các bài văn theo các yêu cầu của đề số (1) và đề số (2) ở mục II.1 trang 45 SGK

Hướng dẫn:

  • Đọc kĩ yêu cầu của từng đề
  • Đặt nhan đề cho truyện
  • Lập dàn ý ba phần

2. Kết luận

a. Định nghĩa: Lập dàn ý cho bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.

b. Trước khi lập dàn ý cần suy nghĩ, lựa chọn đề tài và chủ đề => tưởng tượng, phác ra những nét chính của cốt truyện

c. Lập dàn ý với bố cục 3 phần: Mở bài (trình bày và giới thiệu câu chuyện), thân bài (khai đoạn, phát triển) và kết bài (kết thúc câu chuyện)

d. Dựa vào bố cục cần suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành bài văn

Hy vọng với bài viết về Lập dàn ý bài văn tự sự sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.