Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài ” Phát triển ở thực vật có hoa”.
1, Phát triển ở thực vật.
Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể thực vật.
2, Nhân tố chi phối sự ra hoa.
a, Tuổi của cây: Đến độ tuổi xác đinh nào đó, cây sẽ tự ra hoa tùy vào từng giống loài mà không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
b, Nhiệt độ thấp và quang chu kì.
*Nhiệt độ thấp: Khi mùa xuân đến, nhiều loài cây ra hoa hoặc ra hoa khi được xử lí ở nhiệt độ thấp.
=> Tạo quả cho năng suất cao, bảo quản hạt giống, củ giống trong điều kiện nhiệt độ thấp để rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm tăng năng suất.
*Quang chu kì: Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào độ tương quan dài ngày và đêm. Những nhóm cây phản ứng với quang chu kì như: cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây trung tính.
*Phitocrom: là sắc tố cảm nhân quang chu kì, ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.
Phitocrom có hai dạng: Phitocrom hấp thụ ánh sáng đỏ giúp cây dài ngày ra hoa và Phitocrom hấp thụ ánh sáng đỏ xa làm cây ngắn ngày ra hoa.
3, Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển.
Sinh trưởng và phát triển liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau,là cơ sở phát triển cho nhau.
4, Ứng dụng.
Sinh trưởng giúp kích thích trồng trọt, chọn giống cây phù hợp với mùa vụ; trong sản xuất bia rượu sử dụng hoocmon để tăng phân giải tinh bột; trong lâm nghiệp giúp trồng rừng hỗn giao, điều chỉnh mật độ cây rừng.
Phát triển giúp chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa; xen canh, chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.