Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Quần thể và các đặc trưng cơ bản của quần thể”.
1, Định nghĩa.
- Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh cảnh, cùng lịch sử hình thành,giao phối tạo ra đời con hữu thụ.
- Lịch sử hình thành từ quần thể gốc di cư đến khu vực mới, chúng bắt đầu sinh sống và thích nghi với điều kiện mới.
2, Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
a, Quan hệ hỗ trợ.
- Quần thể hỗ trợ trong việc tìm thức ăn, chống lại kẻ thù và khai thác môi trường.
- Hiện tượng: hỗ trợ săn mồi tập thể, liền rễ ở thực vật -> Tăng khả năng sống sót của các cá thể.
b, Quan hệ cạnh tranh.
Khi môi trường sống khó khăn hoặc do tập tính loài mà các cá thể có thể xảy ra cạnh tranh như: nguồn sống, nơi làm tổ,…
-> Cạnh tranh là động lực cho chọn lọc tự nhiên, thúc đẩy quá trình tiến hóa.
3, Các đặc trưng cơ bản của quần thể.
a, Tỷ lệ giới tính.
- Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ số lượng cá thể đực trên số lượng cá thể cái.
- Tỷ lệ giới tính đặc trưng quan trọng cho từng quần thể, quyết định tiềm năng sinh học của quần thể.
- Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính: nhiệt độ ấp trứng,..
b, Nhóm tuổi.
- Tuổi trước sinh sản.
- Tuổi trong sinh sản.
- Tuổi sau sinh sản.
Ngoài ra có thể chia theo các nhóm dưới đây:
- Tuổi sinh lí.
- Tuổi sinh thái.
- Tuổi quần thể.
c, Phân bố của các cá thể trong quần thể.
- Phân bố theo nhóm có môi trường không đồng nhất, đây là kiểu phổ biến, các cá thể hỗ trợ nhau khai thác nguồn sống.
- Phân bố đồng đều có môi trường đồng nhất, tập tính lãnh thổ cao.
- Phân bố ngẫu nhiên có môi trường đồng nhất, tập tính lãnh thổ không cao
d, Mật độ.
*Mật độ phụ thuộc vào:
- Số lượng.
- Sinh khối.
- Năng lượng.
*Mật độ chia làm 3 mức:
- Mức thấp: nguồn sống đủ, quá trình phát triển sinh vật chậm.
- Mức trung bình: quần thể phát triển thấp.
- Mức cao: tăng khả năng cạnh tranh, tăng tử giảm sinh.
e, Kích thước quần thể.
- Kích thước quần thể phụ thuộc vào số lượng cá thể của quần thể.
- Có hai trạng thái kích thước: Kích thước tối thiểu, kích thước tối đa.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể: thời gian, sự tăng trưởng quần thể.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.