Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Sinh thái học quần xã”.
I. Định nghĩa quần xã.
Quần xã là tập hợp các quần thể khác loài, sống trong cùng một sinh cảnh và giữa các cá thể có mối quan hệ sinh thái lâu dài và tạo thành thể thống nhất.
II. Các đặc trưng cơ bản của quần xã.
1, Đặc trưng về thành phần loài.
Mỗi quần xã có thành phần loài khác nhau. Đặc trưng này thể hiện qua số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.
Loài ưu thế có số lượng lớn và sinh khối nhiều, hoạt động mạnh.
Loài đặc trưng chiếm ưu thế của quần xã, chỉ có ở quần xã đó.
2, Đặc trưng về sự phân tầng.
*Môi trường không đồng đều: sinh vật sẽ phân bố theo môi trường.
*Sự phân tầng phân chia theo:
- Sự phân tầng theo chiều ngang phụ thuộc vào nhiệt độ, nước, đất,…
- Sự phân tầng theo chiều thẳng đứng do ánh sáng tạo nên, hình thành tầng rừng, dẫn tới sự phân tầng của động vật.
III. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Có ba nhóm mối quan hệ:
- Mối quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
- Mối quan hệ đối kháng: Cạnh tranh, ăn thịt-con mồi, ký sinh-ký chủ, ức chế cảm nhiễm
- Mối quan hệ khống chế sinh học: số lượng cá thể của loài nầy khống chế số lượng cá thể của loài khác.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.