Diễn thế sinh thái – Môn Sinh học – Lớp 12

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Diễn thế sinh thái”.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Khái quát về diễn thế sinh thái.

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi quần xã tuần tự qua các dạng trung gian và cuối cùng hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường.

2, Phân loại diễn thế.

Tùy thuộc trạng thái ban đầu của quần xã mà người ta chia diễn thế sinh thái thành:

a, Diễn thế nguyên sinh: Từ môi trường trống trơn qua các giai đoạn trung gian đạt trạng thái ổn định.

b, Diễn thế thứ sinh: Ban đầu đã có quần xã.

c, Diễn thế phân hủy: quá trình biến đổi quần xã sinh vật trên xác chết.

3, Nguyên nhân và ý nghĩa diễn thế sinh thái.

a, Nguyên nhân.

*Nhóm nguyên nhân bên ngoài:

  • Sự thay đổi thời tiết và khí hậu.
  • Sự bất thường của thiên nhiên: núi lửa, hạn hán, cháy,..

*Nhóm nguyên nhân bên trong:

  • Mối quan hệ giữa các loài.
  • Loài ưu thế.

*Con người: Khai thác, chặt phá rừng làm mục đích xây dựng

-> Biến đổi môi trường, thay đổi thành phần sinh vật.

b, Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái.

  • Tìm ra quy luật vận động của quần xã.
  • Dự đoán được quá khứ và tương lai quần xã.
  • Đưa ra các quy hoạch cho việc khai thác, bảo tồn, kế hoạch phát triển theo mục đích con người.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.