Soạn bài Luật Thơ tiếp theo | Ngữ văn 12

0

Soạn bài Luật thơ tiếp theo – Trang 127 sgk ngữ văn 12 tập 1 chi tiết. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều đã được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau đây sẽ giúp các bạn học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Soạn bài Luật Thơ tiếp theo | Ngữ văn 12
Soạn bài Luật Thơ tiếp theo | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

A. Phần lý thuyết

– Ôn lại sơ qua khái niệm về luật thơ. Luật thơ của thể thơ chính là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.

– Thể thơ Việt Nam được chia thành 3 nhóm chính:

  • Các thể thơ dân tộc bao gồm: lục bát, song thất lục bát và hát nói.
  • Các thể thơ Đường luật bao gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
  • Các thể thơ hiện đại gồm có: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi…

– Sự hình thành của các luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách  tân các thể thơ đều phải dựa trên những đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng chính là đơn vị có vai trò rất quan trọng. Số tiếng và các đặc điểm của tiếng và những cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… là các nhân tố cấu tạo nên luật thơ.

B. Luyện tập

Hướng dẫn trả lời bài 1 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Hãy so sánh những nét giống và nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống ở bài Mặt trăng (trang 103 – 104, SGK) và đoạn thơ năm tiếng trích từ bài Sóng của  nhà thơ Xuân Quỳnh.

Trả lời:

* Điểm giống nhau:

– Cả hai bài đều dùng vần chân, vần lưng, và nhiều vần khác.

– Cách ngắt nhịp theo nhịp 2/3 và những cách ngắt nhịp khác.

* Điểm khác nhau

– Bài: Sóng

  • Sử dụng vần rất linh hoạt: vần cách (thế, trẻ), vần chân (trẻ, bế, lớn, lên).
  • Cách ngắt nhịp: theo nhịp 1/2/2, 2/3, 3/2
  • Hài thanh: Thơ hiện đại sẽ không bắt buộc phải đối thanh B/ T( bằng/ trắc).

B -B- T -B -B  :(bằng-bằng-trắc-bằng-bằng)

B- B- B -T- T ( bằng-bằng-bằng-trắc-trắc)

T -T- T- B -B ( trắc-trắc-trắc-bằng-bằng)

B- B- B- T -T (bằng-bằng-bằng-trắc-trắc)

T -B- B- T- T (trắc-bằng-bằng-trắc-trắc)

B- T- B- B- B (bằng-trắc-bằng-bằng-bằng)

B -T -B- T- T (bằng-trắc-bằng-trắc-trắc)

B -B- B–T -B (bằng-bằng-bằng-trắc-bằng)

– Bài : Mặt trăng

+ Vần: sử dụng vần độc (một vần). vần cách.

+ Theo nhịp 2/3

+ Hài thanh: yêu cầu rất nghiêm ngặt về đối thanh, đối nghĩa.

B -T- T -B- T (bằng-trắc-trắc-bằng-trắc)

B -B- T- T -B (bằng-bằng-trắc-trắc-bằng)

T -B- B -T- T(trắc-bằng-bằng-trắc-trắc)

T -T -T- B- B (trắc-trắc-trắc-bằng-bằng)

T- T -B- B- T (trắc-trắc-bằng-bằng-trắc)

B -B- T- T- B (bằng-bằng-trắc-trắc-bằng)

T- B- B -T- T (trắc-bằng-bằng-trắc-trắc)

T -T- T- B- B (trắc-trắc-trắc-bằng-bằng)

Hướng dẫn trả lời bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Hãy phân tích các cách gieo vần ngắt nhịp trong khổ thơ sau đây để thấy được sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thể thơ thất ngôn truyền thống.

Trả lời:

– Xác định thanh bằng – trắc trong các tiếng của các câu thơ :

Ở câu thơ: Đưa người ta không đưa qua sông

B – B – B – B – B – B – B ( bằng-bằng-bằng-bằng-bằng-bằng-bằng)

Ở câu thơ: Sao có tiếng sóng ở trong lòng

B – T – T – T – T – B – Bv (bằng-trắc-trắc-trắc-trắc-bằng-bằng_vần)

Ở câu thơ: Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

T – B – B – T – B – B – T (trắc-bằng-bằng-trắc-bằng-bằng-trắc)

Hài thanh trong câu thơ: Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

B – B – B – B – B – T – Bv (bằng-bằng-bằng-bằng-bằng-trắc-bằng_vần)

– Thể thơ thất ngôn truyền thống gieo vần chân: đoạn thơ trên đây gieo vần lưng, vần liền (thể hiện ở các từ in đậm).

– Thể thơ thất ngôn truyền thống ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3: đoạn thơ ngắt nhịp linh hoạt hơn, có chỗ theo nhịp 2/1/4 có chỗ lại theo nhịp 1/3/3.

Sự đổi mới, sáng tạo được thể hiện ở chỗ: luật thơ không ràng buộc nghiêm ngặt như trong thể thơ truyền thống.

Niêm Vị trí tiếng 2 4 6 7
(Không đổi) l ►Dòng 1 B (bằng) T(trắc) B(bằng) Bv(bằng vần)
l Dòng 2 T(trắc) B (bằng) T (trắc) Bv(bằng vần)
l Dòng 3 T(trắc) B (bằng) T (trắc) T(trắc)
l ►Dòng 4 B (bằng) T (trắc) B (bằng) Bv(bằng vần)

 

Hướng dẫn trả lời bài  3 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Dùng các kí hiệu như B (bằng), T (trắc), Bv (bằng_vần), (niêm), Đ (đối), / (gạch nhịp) đề ghi lại mô hình âm luật trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt sau đây: 

           MỜI TRẦU

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

    Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

                                   (Hồ Xuân Hương)

Trả lời:

Mô hình âm luật trong bài thơ Mời trầu của nhà thơ Hồ Xuân Hương:

– Ở câu thơ:  Quả cau nho nhỏ/ miếng trầu hôi

Theo nhịp: 4-3

Các tiếng 2,4,6,7:

B- T- B- Bv (bằng-trắc-bằng-bằng_vần)

– Ở câu thơ: Này của Xuân Hương / mới quệt rồi

Theo nhịp: 4-3

Các tiếng 2,4,6,7:

T- B- T- Bv (trắc-bằng-trắc-bằng_vần)

– Ở câu thơ: Có phải duyên nhau / thì thắm lại

Theo nhịp: 4-3

Các tiếng 2,4,6,7:

T-B-T-T (trắc-bằng-trắc-trắc)

– Ở câu thơ:  Đừng xanh như lá / bạc như vôi

Theo nhịp: 4-3

Các tiếng 2,4,6,7:

B-T-B-Bv ( bằng-trắc-bằng-bằng_vần)

Hướng dẫn trả lời bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Hãy tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ thơ dưới đây để chứng minh sự ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thể thơ mới:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

 Can thuyền xuôi mái nước song song,

                                           Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

                                            Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

(Huy Cận, Tràng giang)

*Trả lời

Xác định các yếu tố về vần, nhịp và hài thanh:

Hài thanh trong câu thơ: Sóng gợn tràng giang/ buồn điệp điệp (nhịp 4 – 3)

T – T  –  B  –  B  –  B – T  – T (trắc-trắc-bằng-bằng-bằng-trắc-trắc)

Hài thanh trong câu thơ: Con thuyền xuôi mái / nước song song (nhịp 4 – 3)

B – B – B – T – T – B – Bv (bằng-bằng-bằng-trắc-trắc-bằng-bằng_vần)

Hài thanh trong câu thơ: Thuyền về/ nước lại sầu/ trăm ngả (nhịp 2-3-2)

B – B – T – T – B – B – T (bằng-bằng-trắc-trắc-bằng-bằng-trắc)

Hài thanh trong câu: Củi một dòng khô/ lạc mấy dòng (nhịp 4 -3)

T – T – B – B – T – T – Bv ( trắc-trắc-bằng-bằng-trắc-trắc-bằng_vần)

Những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận để chứng minh sự ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới là

– Cách gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (Bv).

– Cách ngắt nhịp: 4/3 ( giống như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú).

– Hài thanh: tuân thủ theo đúng những mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trong bốn dòng thơ).