Soạn bài “Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về cách chọn các sự vật, chi tiết tiêu biểu của bài văn tự sự nên ở bài hôm nay chúng ta sẽ được Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tiếp tục hướng dẫn về cách miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

1. Miêu tả và biểu cảm

a. Khái niệm

Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật khác làm cho người nghe, người đọc, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như hiện ra trước mắt.

Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, hiện tượng, con người trong đời sống xã hội

b. Vai trò

Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, và có sức truyền cảm mạnh mẽ

c. So sánh miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự và miêu tả và biểu cảm trong văn bản biểu cảm

Giống nhau: Đều có tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người trở nên rõ ràng, sinh động

Khác nhau:

  • Miêu tả cho rõ, cho hay là mục đích của văn miêu tả. Trong khi đó, miêu tả chỉ là phương tiện để việc kể chuyện trong văn tự sự thêm cụ thể, sinh động và lí thú hơn
  • Yếu tố biểu cảm làm cho bài văn biểu cảm dồi dào cảm xúc thì nó cũng chỉ là một phương tiện để biểu hiện và dẫn dắt câu chuyện trong văn tự sự.

II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Quan sát: xem xét để nhìn rõ sự vật hay hiện tượng

Liên tưởng: từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan

Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt hoặc còn chưa hề gặp

=> Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng giúp cho câu chuyện không khô khan, có cảm xúc, tình cảm

Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải:

  • Quan tâm, tìm hiểu cuộc sống con người và bản thân
  • Chú ý, quan sát, liên tưởng, và lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc, khách quan gieo vào trong tâm trí của mình

Hy vọng với bài viết về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.