Ngôn ngữ sinh hoạt là một trong những dạng ngôn ngữ rất phổ biến và không thể thiếu trong đời sống xã hội. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, đây là một trong hai phong cách chúng ta sẽ được học trong chương trình Ngữ văn 10.
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nói và dạng viết. Chủ yếu là dạng nói. Ở dạng viết như: thư, nhật kí cá nhân, hồi ức cá nhân
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày
2. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
a. Tính cụ thể
- Có địa điểm và thời gian xác định
- Có nhân vật giao tiếp xác định
- Có các vai giao tiếp xác định
- Có mục đích giao tiếp xác định
- Có cách diễn đạt bằng ngôn ngữ xác định
b. Tính cảm xúc
- Thái độ, tình cảm (tôn trọng, coi thường, thân mật, lạnh nhạt)
- Cách dùng từ ngữ: nôm na, giản dị hay cầu kì, sáo rỗng
- Sử dụng những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc, cách gọi đáp,…quen thuộc trong đời sống hằng ngày
c. Tính cá thể
- Thể hiện qua vốn từ ngữ ưa dùng riêng
- Cách nói riêng và giọng nói riêng
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.