Soạn bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Văn học Việt Nam bao gồm văn học dân gian và văn học viết. Ở bài trước, chúng ta đã đi tìm hiểu về văn học dân gian vì vậy ở bài này chúng ta sẽ được Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) hướng dẫn phần tiếp theo của văn học Việt Nam đó là văn học viết từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Các thành phần của VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1.Văn học chữ Hán

  • Các sáng tác chữ Hán của người Việt
  • Xuất hiện rất sớm tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại bao gồm cả thơ và văn xuôi
  • Tác giả là những tri thức Hán học
  • Thể loại gồm: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật

VD: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão),…

2. Văn học chữ Nôm

  • Xuất hiện khoảng thế kỉ XIII
  • Tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại
  • Tác giả trí thức nho học phong kiến
  • Chủ yếu là thơ và rất ít khi có tác phẩm văn xuôi. Một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc, một số được dân tộc hóa như thơ Nôm, Đường luật, Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

VD: sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương,…

II. Các giai đoạn phát triển của VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

  • Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
  • Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
  • Giai đoạn 3: Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
  • Giai đoạn 4: Từ nửa đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX

1. Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

  •  Văn học thời kì này mang nội dung: Khôi phục nền văn hiến, đặt nền móng cho văn học trung đại thể hiện tinh thần yêu nước, hào khí thời đại (Hào khí Đông A)
  • Văn học chữ Hán đóng vai trò chủ đạo. Văn học chữ Nôm bắt đầu phát triển
  • Chủ yếu văn chính luận, thơ phú

Tác phẩm tiêu biểu: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), …

2. Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII

  • Văn học thời kì này mang nội dung: yêu nước mang âm hưởng ca ngợi, phê phán xã hội phong kiến
  • Văn học chữ Hán phát triển nhiều thể loại: văn xuôi chính luận, văn tự sự
  • Văn học chữ Nôm Việt hóa các thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc, sáng tạo thể loại văn học dân tộc

Tác phẩm tiêu biểu: Đại cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Bạch Vân Quốc ngữ thi (Nguyễn Trãi), Truyền kì Mạn Lục (Nguyễn Dữ),…

3. Giai đoạn 3: Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

  • Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
  • Văn học chữ Hán đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật lớn (văn xuôi tự sự, ký, tùy bút,…)
  • Văn học chữ Nôm đạt tới đỉnh cao (thơ Nôm Đường luật, khúc ngâm song thất lục bát, truyện thơ lục bát,…)

Tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Thơ Nôm (Hồ Xuân Hương), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm),…

4. Giai đoạn 4: Từ nửa đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX

  • Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng
  • Tư tưởng canh tân đất nước
  • Thơ trữ tình trào phúng đạt được những thành tựu xuất sắc
  • Văn học chữ Quốc ngữ ra đời bên cạnh văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

Tác phẩm tiêu biểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Lục Vân tiên (Nguyễn Đình Chiểu), thư trữ tình, trào phúng của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, …

III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1. Chủ nghĩa yêu nước

Đặc điểm:

  • Là nội dung bao trùm và cảm hứng xuyên suốt trong quá trình văn học
  • Gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc

Biểu hiện: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng chống giặc ngoại xâm và tình yêu quê hương đất nước

2. Chủ nghĩa nhân đạo

  • Đặc điểm: Bắt nguồn từ truyền thống anh hùng dân tộc, từ văn học dân gian, ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo.
  • Biểu hiện: đề cao đạo đức lối sống thương người như thể thương thân, lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp phẩm chất con người,…

3. Cảm hứng thế sự

  • Đặc điểm: xuất hiện khá rõ nét từ văn học cuối thời Trần, khi xã hội suy thoái, trở thành nội dung lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cảm hứng thế sự góp phần tạo tiền đề cho văn học hiện thực ở thời kì sau
  • Biểu hiện: hướng vào hiện thực xã hội, hướng tới cuốc sống để ghi lại những điều tai nghe, mắt thấy; phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống khổ cực của nhân dân

IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1. Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm

  • Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu
  • Quan điểm văn học coi trọng mục đích giáo huấn, tư duy nghệ thuật có sẵn thành công thức; sử dụng nhiều điển tích, điển cố,…

Tuy nhiên ở các tác giả có tài năng một mặt tuân thủ tính quy phạm, một mặt phá vỡ nó cả về nội dung và nghệ thuật

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

  • Tính trang nhã thể hiện: đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng; hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ; ngôn ngữ chua chuốt
  • Xu hướng bình dị thể hiện: văn học gắn bó với hiện thực gần với những điều tự nhiên và bình dị

3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài

  • Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc
  • Qúa trình dân tộc hóa được biểu hiện qua việc sáng tạo chữ Nôm ghi âm biểu đạt bằng tiếng Việt; lấy đề tài thi liệu từ đời sống của nhân dân Việt Nam

V. Kết luận

  • Suốt 10 thế kỉ văn học phát triển gắn bó với vận mệnh dân tộc
  • Văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc, tạo tiền đề cho văn học giai đoạn sau phát triển.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.