Soạn bài Tổng kết phần tiếng việt lớp 12 trang 192 – Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

0

Soạn bài Tổng kết phần tiếng việt lớp 12 trang 192 – Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ SGK ngữ văn 12 tập 2 hay nhất. Bài soạn dưới đây sẽ giúp các bạn hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản về lịch sử, đặc điểm loại hình, các phong cách ngôn ngữ của tiếng Việt, nắm chắc được những đặc điểm của từng phong cách và sử dụng mỗi phong cách trong ngữ cảnh giao tiếp phù hợp.

Tổng kết phần tiếng việt lớp 12 trang 192
Tổng kết phần tiếng việt lớp 12 trang 192

Tham khảo thêm:

Tổng kết phần tiếng việt lớp 12 trang 192

Trả lời câu 1 trang 192 sgk Ngữ Văn 12 tập 2:

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của tiếng Việt Những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập
a) Về nguồn gốc của tiếng Việt, tiếng Việt thuộc:

– Họ: Nam Á

– Dòng: Môn – Khmer

– Nhánh: Việt Mường

b) Các thời kỳ trong lịch sử

– Tiếng Việt ở trong thời kì dựng nước

– Tiếng Việt thời kì Bắc thuộc và thời kỳ chống Bắc thuộc ,Tiếng Việt thời độc lập tự chủ,

– Tiếng Việt ở trong thời Pháp thuộc

– Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám những  năm 1945.

a) Đơn vị cơ sở của ngữ pháp chính là tiếng

– Về ngữ âm: tiếng chính là một âm tiết

– Về mặt ngữ pháp: Tiếng có thể là từ hoặc các yếu tố cấu tạo nên từ

 

b) Từ không bị biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp như ở tiếng Anh hay ở tiếng Nga

 

c) Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng những trật tự từ và hư từ: thay đổi trật tự sắp đặt từ (hoặc các hư từ được dùng) thì nghĩa của các cụm từ, các câu sẽ đổi khác (hoặc trở thành vô nghĩa)

 

 

 

Trả lời câu 2 trang 193 sgk Ngữ Văn 12 tập 2

  Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ  nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ

chính luận

Phong cách ngôn ngữ báo chí Phong cách ngôn ngữ khoa học Phong cách ngôn ngữ  hành chính
Một số những thể loại văn bản tiêu biểu – Ở dạng nói gồm có: độc thoại và đối thoại

– Ở Dạng viết: nhật ký, thư từ, hồi kí…

– Ở dạng lời nói tái hiện: của nhân vật trong các tác phẩm văn học

– Ca dao, vè, thơ,…

– Truyện, tiểu thuyết, ký…

– Kịch bản,…

– Một số những  báo cáo và các tham luận,…

– các bài xã luận

– Tuyên ngôn, cương lĩnh

– Bản tin

– Phóng sự

– Quảng cáo

– Phỏng vấn

– Chuyên luận, những luận án, công trình nghiên cứu khoa học

– Giáo án, giáo trình và sách giáo khoa

– Những sách báo chuyên ngành, khoa học

– Những đơn từ, chứng chỉ, văn bằng…

– Các nghị định, nghị quyết và các thông tư, quyết định…

Trả lời câu 3 trang 193 sgk Ngữ Văn 12 tập 2

  Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ chính luận Phong cách ngôn ngữ báo chí Phong cách ngôn ngữ khoa học Phong cách ngôn ngữ  hành chính
Những  đặc trưng cơ bản – Có tính cụ thể

– Tính cảm xúc

– Tính cá thể

– Tính hình tượng

– Tính truyền cảm

– Tính cá thể hóa

– Tính công khai về những quan điểm chính trị

– Tính chặt chẽ trong cách diễn đạt và suy luận

– Có tính truyền cảm và tính thuyết phục

– Tính thông tin thời sự

– Tính ngắn gọn

– Tính sinh động và hấp dẫn

– Tính trừu tượng và khái quát

– Tính lí trí, logic

– Tính phi cá thể

– Tính khuôn mẫu

– Tính chính xác

– Tính công vụ

Trả lời câu 4 trang 192 sgk Ngữ Văn 12 tập 2

– Văn bản (a) thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học và văn bản (b) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

– Đặc điểm phong cách ngôn ngữ của  hai văn bản trên là:

+ Văn bản (a) thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học: Sử dụng những từ ngữ khái quát, là các thuật ngữ khoa học để lý giải và đưa những thông tin về mặt trăng một cách lý trí và logic, không có cảm xúc của cá nhân.

+ Văn bản (b) – phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Sử dụng những hệ thống từ ngữ và hình ảnh giàu sức gợi hình tạo nên một hình tượng nghệ thuật (trăng sáng). Đồng thời các câu từ cũng mang những cảm xúc của nhân vật và cá tính sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Nam Cao

Câu 5 sgk trang 194 Ngữ Văn 12 tập 2

Đọc văn bản (trang 194) và thực hiện những yêu cầu bên dưới .

a) Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên

b) Phân tích những đặc điểm về từ ngữ, câu văn và kết cấu của văn bản

c) Giả định rằng văn bản trên vừa mới được ký và được ban hành một vài giờ trước, các bạn hãy đóng vai một phóng viên báo hàng ngày viết một tin ngắn theo phong cách ngôn ngữ báo chí (thể loại bản tin) để đưa tin về một sự kiện ban hành văn bản.

Trả lời 

a) Văn bản trên thuộc loại phong cách ngôn ngữ hành chính, vì nó là các quyết định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để thông báo tới nhân dân về các chính sách mới của nhà nước.

b) Những đặc điểm về từ ngữ, câu văn và kết cấu của văn bản:

– Về từ ngữ: Sử dụng những từ ngữ rất đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính điển hình như căn cứ vào, xét đề nghị, tiêu đề, tiêu ngữ, địa điểm, chủ tịch, phó chủ tịch…

– Về câu văn: Sử dụng những câu văn khuôn mẫu, rõ ràng về nghĩa và không mang tính cá thể mà mang tính công vụ (thực hiện những nhiệm vụ công)

– Về kết cấu: văn bản gồm có 3 phần:

  • Phần đầu: Tiêu ngữ, cơ quan ra quyết định và ngày tháng năm
  • Phần thân : Những nội dung chính của quyết định
  • Phần kết: Những người có thẩm quyền ký và đóng dấu vào văn bản

c) Bản tin về sự kiện trên

Hôm nay, ngày…tháng…năm, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã đưa ra quyết định thành lập bảo hiểm y tế Hà Nội căn cứ theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Nghị định 299/HĐBT ngày 15/8/1992 và đề nghị của các đồng chí trưởng ban Tổ chức chính quyền của thành phố, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Trụ sở đặt tại số 18 phố Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Bảo hiểm y tế Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế tại Hà Nội, tuyên truyền và giải thích về những lợi ích của bảo hiểm y tế cho nhân dân, phối hợp với các phòng, với ban chức năng của Sở và với các bệnh viện để tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh và phục vụ những người bệnh được bảo hiểm y tế.