Vai trò của các nguyên tố khoáng – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Vai trò của các nguyên tố khoáng”.

1. Nguyên tố khoáng và nguyên tố khoáng thiết yếu.

+ Sinh chất loại bỏ nước ta gọi đó là chất khô gồm chất hữu cơ và vô cơ, và cấu tạo nên nguyên tố.

+ Nguyên tố cấu tạo nên chất sống gọi là nguyên tố khoáng.

Ví dụ: C, H, O, N, S, P, Fe, Mn,…

+ Nguyên tố khoáng thiết yếu là các nguyên tố cần và phải có mặt nếu không cơ thể bị rối loạn, biểu hiện ở các bệnh lý như còi cọc, màu sắc lá vàng, phát triển chậm.

+ Nguyên tố khoáng đa lượng chiếm 0,01 % chất khô.

+ Nguyên tố khoáng vi lượng chiếm <0,01 % chất khô.

2. Vai trò chủ yếu của các nguyên tố khoáng

Đa lượng bao gồm các nguyên tố:

  • N có thành phần là protein, AN diệp lục.
  • P có cấu tạo axit nucleotit, hợp chất cao năng ATP.
  • K hoạt hóa enzym, đóng mở khí khẩu.
  • Ca cấu tạo thành tế bào và hoạt hóa một số enzym.
  • Mg cấu tạo diệp lục, hoạt hóa các enzym.
  • S cấu tạo axit amin và protein và nhiều hợp chất khác.

Vi lượng:

  • Fe cấu tạo nên cytochrome, hoạt hóa enzym, tổng hợp diệp lục.
  • Mo cấu tạo enzym cố định dạng.
  • Zn, Cu,…

3. Nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng.

a. Đất

Cấu tạo: hạt keo chứa các ion khoáng, hạt cát sỏi chứa khoáng, dung dịch đất chứa ion hòa tan.

b. Nguồn từ phân bón.

  • Phân bón hóa học (NPK)
  • Phân vi sinh
  • Phân chuồng/ xanh

-> Nguồn cung cấp khoáng chủ động.

Nếu bón thừa thì thực vật hấp thu quá nhiều gây ra hiện tượng ức chế và gây độc cho cây hoặc cũng có thế không gây độc và trở thành nguồn tích lũy cho cây tùy thuộc vài từng loại cây.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.