Thoát hơi nước – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Thoát hơi nước”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1. Vai trò của thoát hơi nước.

Phần lớn nước được hấp thu và bị mất qua lá.

Vai trò của thoát hơi nước:

  • Tạo động lực cho quá trình hút nước ở rễ, vận chuyển nước trong thân.
  • Thoát hơi chủ yếu qua khí khổng làm khí khổng mở dẫn tới CO2 đi vào và oxi đi ra -> cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
  • Làm mát lá dưới ánh sáng mạnh -> bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương.

2. Các con đường thoát hơi.

+ Nước có thể thoát qua lá, cành non, bí không trong đó lá là cơ quan thoát hơi chủ yếu

+ Có hai con đường thoát hơi qua lá:

a. Thoát hơi qua cutin

+ Cutin là lớp chất trong suốt phủ kín bề mặt lá.

+ Lá non có cutin mỏng và lá già có cutin dày.

+ Cây ưa bóng cutin mỏng và cây ưa sáng có cutin dày.

=> Thoát hơi qua cutin là thoát hơi vật lý.

b. Thoát hơi nước qua khí khổng

  • Số lượng khí khổng nằm trên mặt lá ít, mặt dưới lá nhiều.
  • Số lượng lỗ khí tùy theo loài.
  • Cấu trúc của lỗ khí gồm hai tế bào hình hạt đậu, xung quanh là các tế bào lân cận.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thoát hơi.

a. Các yếu tố bên ngoài.

  • Nước: đủ nước sẽ thoát hơi mạnh, thiếu nước sẽ thoát hơi kém.
  • Ánh sáng: làm mở khí khổng, ban ngày thoát hơi mạnh và ban đêm thoát hơi yếu.
  • Nhiệt độ, gió,…

b. Số lượng, vị trí lỗ khí.

Số lượng lỗ khí chiếm vai trò chủ đạo trọng thoát hơi nước, cây ưa hạn hán, số lượng lỗ khí ít và ngược lại.

4. Cân bằng nước, tưới tiêu.

Tỷ lệ S=A/T  trong đó:

  • A: hấp thu
  • T: thoát nước

+ Nếu S>=1 thì cây cân bằng lượng nước.

+ Nếu S=<1 thì cây cân bằng âm dẫn đến héo.

Tuy nhiên tùy từng loài và từng thời kì mà có kiểu tưới và lượng nước tưới khác nhau.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.