Sự ăn mòn kim loại – Môn Hóa lớp 12

0

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Khái niệm.

Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

2, Phân loại.

a, Ăn mòn hóa học.

Đối với ăn mòn hóa học, electron mà kim loại nhường đi sẽ chuyển trực tiếp vào môi trường.

Điều kiên ăn mòn kim loại xảy ra: Đặt kim loại vào môi trường có chất oxi hóa. Kim loại tham gia phản ứng thường là chất khí, hơi nước, dung dịch axit.

VD: Sắt để trong không khí sẽ bị gỉ.

b, Ăn mòn điện hóa.

Ăn mòn điện hóa là sự phá hủy hợp kim hoặc kim loại do tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.

Điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại:

  • Hai điện cực phải được tiếp xúc điện với nhau.
  • Hai điện cực được tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
  • Hai điện cực khác nhau về bản chất.

Cơ chế ăn mòn:

  • Cực dương: Xảy ra quá trình khử (môi trường bị khử)
  • Cực âm: Xảy ra quá trình oxi hóa (kim loại bị ăn mòn)

Đặc điểm:

Electron mà kim loại nhường đi được chuyển từ cực của kim loại có tính khử mạnh sang cực kim loại có tính khử yếu vào môi trường.

3, Chống ăn mòn kim loại.

a, Phương pháp điện hóa:

Gắn vào kim loại cần bảo vệ một kim loại bền có tính khử mạnh hơn làm vật thay thế.

VD: Gắn lá Zn vào phía ngoài vỏ tàu để bào vệ vỏ tàu bằng Fe.

b, Phương pháp bảo vệ bề mặt.

Phủ lên bề mặt kim loại những chất bền với môi trường: bôi dầu mỡ, mạ, sơn, tráng men,…

Dùng hợp kim chống gỉ làm chất kìm hãm, tăng khả năng chịu đựng của môi trường.

VD: Tôn là sắt được tráng kẽm.

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 12.