Tóm tắt Vợ Nhặt ngắn nhất | Ngữ văn 12

0

Tóm tắt Vợ nhặt – Kim Lân. Mời các bạn cùng tham khảo các mẫu tóm tắt truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân để nắm được nội dung chính của tác phẩm nhằm phục vụ cho việc phân tích và hiểu hơn về tác phẩm. Sau đây là các mẫu tóm tắt đầy đủ, ngắn gọn, chi tiết nhất.

Tham khảo thêm:

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt bằng sơ đồ tư duy

Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt bằng sơ đồ tư duy
Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt bằng sơ đồ tư duy

Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt đầy đủ số 1

Truyện ngắn “Vợ nhặt” – nằm trong tập “Con chó xấu xí” (năm 1962), là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân viết sau cuộc Cách mạng tháng tám. Tác phẩm giống như một bản cáo trạng lên tiếng tố cáo những tội ác tày trời của bọn thực dân Pháp, bọn phát xít đồng thời cũng tái hiện lại khung cảnh the lương, không khí ảm đạm trong cuộc sống của nhân dân ta trong nạn đói 1945. Truyện mang tính nhân văn sâu sắc khi khắc hoạ vô cùng thành công hình ảnh những người nông dân dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã dường nào cũng luôn sống vượt lên, ra sức yêu thương đùm bọc nhau khi khó khăn, đói khổ.

“Vợ Nhặt” là câu chuyện kể về nạn đói kinh hoàng xảy ra vào năm 1945. Nạn đói ấy đã khiến cho 2 triệu đồng bào ta chết đói, người chết chất đống khắp nơi không chỗ chôn, người sống thì như những bóng ma, dật dờ. Và nhân vật chính trong truyện là Tràng, một thanh niên nghèo, có ngoại hình xấu xí, dáng người thô kệch nên ế vợ và sống ở xóm ngụ cư với người mẹ già. Công việc của Tràng là làm nghề kéo xe bò kiếm sống qua ngày.

Trong một lần kéo xe thóc cho Liên đoàn, Tràng có quen biết một cô gái nhưng chỉ sau vài ngày không gặp, Tràng lại không thể nào nhận ra cô gái trước ấy nữa, bởi vẻ tiều tụy, hốc hác của cô có lẽ do cái đói nên đã biến cô thành như thế. Dù chẳng dư dả gì nhưng Tràng vẫn mời cô gái ăn bánh đúc và sau một câu nói nửa đùa nửa thật mà cô gái xa lạ này đã theo anh về làm vợ. Khi Tràng về, dắt theo một người đàn bà xa lạ về, cả xóm ngụ cư ai nấy đều ngạc nhiên, những khuôn mặt u tối bổng rạng rỡ lên.

Mẹ Tràng – bà cụ Tứ về muộn, khi thấy trong nhà có một người con gái lạ, lại gọi bà là u, bà đã rất ngạc nhiên. Được Tràng giải thích bà mới vỡ lẽ, lúc này trong lòng bà xuất hiện bao nỗi niềm, ngỡ ngàng có, buồn có, tủi thân có nhưng cũng vui và hi vọng hơn. Bà nói chuyện với con dâu vô cùng hài hòa không hề tỏ thái độ khinh rẻ người phụ nữ đã theo không con trai mình về. Rồi bà khóc, khóc vì thương con cũng là khóc vì vui mừng. Đêm tân hôn của họ diễn ra lặng lẽ, yên tĩnh trong không khí thê lương với mùi rơm rạ cùng tiếng khóc tỉ tê vẳng tới từ những gia đình có người chết.

Sáng hôm sau, Tràng thức dậy muộn thấy bà cụ Tứ và cô dâu mới đã dọn dẹp quét tước sân vườn gọn gàng sạch sẽ. Tràng thấy vui và cảm thấy mình phải có trách nhiệm với gia đình hơn. Nhìn vợ lúc này không còn vẻ chanh chua, chỏng lỏn như lần hai người gặp nhau nữ mà thay vào đó là vẻ hiền hậu đúng mực của người phụ nữ. Bữa cơm đầu tiên đón con dâu, bà cụ Tú đã chuẩn bị bữa ăn với rau chuối rối chấm muối cùng hai lưng bát cháo lỏng và nồi chè cám. Trong bữa cơm ấm cúng, bà cụ chỉ toàn kể những chuyện vui vẻ và còn vẽ ra dự định về tương lai cho hai vợ chồng, thị kể chuyện về Việt Minh, Tràng cũng dần hiểu. Bổng tiếng trống thúc thuế vang lên làm trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ đang bay phấp phới cùng đoàn người trên đê Sộp đang đi phá kho thóc của Nhật.

Tóm tắt bài Vợ nhặt đầy đủ số 2

Truyện ngắn “Vợ nhặt” được in vào năm 1962. Tác phẩm có tiền thân là truyện “Xóm ngụ cư” nhưng sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tác phẩm này bị mất bản thảo nên mãi đến khi hòa bình lập lại năm 1954, Kim Lân mới dựa trên cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, cái đói ấy đã bắt đầu tràn xuống xóm ngụ cư, khiến trẻ con thì ủ rũ, người lớn thì dật dờ, lặng lẽ y như những bóng ma. Giữa lúc ấy, anh cu Tràng lại dắt một người đàn bà xa lạ về nhà. Trẻ con trong xóm chạy ra xem và gào lên “chồng vợ hài”. Người lớn vô cùng ngạc nhiên bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ nay bỗng rạng rỡ lên. Về đến gian nhà vắng teo, xập xệ, rúm ró, xiêu vẹo, Tràng trong tâm trạng sốt ruột, lo lắng chờ bà cụ Tứ về nhà; người đàn bà xa lạ kia chỉ dám ngồi ở mép giường và thị cũng đang trong tâm trạng buồn, lo lắng. Trời chạng vạng tối bà cụ Tứ mới về, bà đã rất ngạc nhiên khi trong nhà có người đàn bà lạ lại còn chào mình bằng u. Được Tràng giải thích, bà hiểu ra, lúc này bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng, xót xa, buồn tủi, ai oán xen lẫn cả niềm vui, rồi cuối cùng bà đã mở rộng trái tim đón lấy thị, nhận là con dâu. Đêm tân hôn của vợ chồng Tràng diễn ra trong cảnh tiêu điều, tan tác và thê lương. Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn và nhận thấy sự thay đổi lạ thường của căn nhà, đống quần áo rách được đưa ra phơi, đống rác ở đầu ngõ đã được hót sạch, ang nước khô đã được kísân vườn được dọn dẹp sạch sẽ. Cảnh vật ấy làm cho Tràng thấy hạnh phúc, anh có cảm giác phấn chấn và nghĩ rằng mình cần có trách nhiệm bổn phận với gia đình. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới được bà cụ Tứ chuẩn bị là một lùm rau chuối thái rối, muối trắng cùng bát cháo lõng bõng và một nồi chè khoán. Trong bữa cơm, gia đình nói chuyện vui vẻ, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui.  Nhưng khi nghe tiếng trống thúc thuế nổi lên, bà cụ lại khóc, còn trong tâm trí Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê đang đi phá kho thóc của Nhật.

Tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt số 3

Câu chuyện trong tác phẩm “Vợ nhặt” xảy ra tại thời điểm nạn đói kinh hoàng đầy ám ảnh năm 1945 đang xảy ra và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân Việt nam. Tình cảnh con người lúc bấy giờ rất thê lương, đến ăn còn không đủ chứ không nói đến những nhu cầu cơ bản khác.

Trong hoàn cảnh đó chàng thanh niên tên Tràng với ngoại hình xấu xí, thô kệch, ngờ nghệch lại cưới được vợ mà chính xác hơn đó là vợ nhặt. Khi thấy Tràng dắt người phụ nữ về cả xóm đều ngạc nhiên xen lẫn trong đó là cả sự lo lắng, nhất là mẹ của Tràng – bà cụ Tứ, khi biết tin con trai lấy được vợ bà vui buồn lẫn lộn, vui khi con trai xấu xí, thô kệch của mình đã có vợ nhưng buồn, lo lắng khi nhà lại có thêm một miệng ăn trong cái hoàn cảnh thiếu ăn như hiện giờ. Nhưng rồi bà cũng vui vẻ chấp nhận và  chúc phúc khuyên dạy vợ chồng hãy sống tốt.

Ngày hôm sau nhờ con dâu mới mà nhà cửa vườn tược đều được dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ. Bữa cơm gia đình ấm cúng với những món ăn hết sức đơn giản, nhưng không khí rất vui vẻ, hạnh phúc, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui vẻ và hi vọng tương lai của hai đứa con sẽ tươi sáng.

Đang trong bữa ăn vui vẻ thì tiếng trống thúc thuế ở đâu vang lên, lúc này anh cu Tràng nghĩ tới lá cờ đỏ đang tung bay phấp phơi và nhiều người đang đi phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo.

Tóm tắt Vợ nhặt ngắn nhất số 1

Câu chuyện kể về những năm 1945 khi nạn đói kinh hoàn đang diễn ra. Nạn đói ấy đã khiến cho hàng triệu người chết đói, đến nỗi xác chết chất đầy đườn, những người còn sống thì vật vờ như bóng ma. Hoàn cảnh bi đát, thê thảm như vậy nhưng anh cu Tràng – một chàng trai có bề ngoài xấu xí lại nhặt về người vợ, họ gặp nhau đều là những người nông dân nghèo chung cảnh ngộ. Ai nấy đều bất ngờ, ngạc nhiên vô cùng, ngay cả mẹ Tràng (là bà cụ Tứ) cũng vừa ngạc nhiên, lại vừa lo lắng, tủi nhục, nhưng rồi bà cũng đón nhận người con dâu mà không hề tỏ ra khinh bỉ người phụ nữ đã theo con mình về. Bà cầu chúc , khuyên răn và hi vọng hai đứa sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngày hôm sau bà cụ Tứ cùng cô con dâu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Tràng thấy vậy càng thấy yêu gia đình hơn và hiểu mình phải có trách nhiệm với nhà và với người vợ mới. Bà cụ Tứ đã chuẩn bị bữa ăn cho gia đình với vài bát cháo loãng và một nồi chè cám, tuy đơn sơ, giản dị nhưng lại vô cùng ấm cũng, vui vẻ. Tiếng trống thúc thuế dồn dập vang lên và trong đầu Tràng hiện lên khung cảnh  người dân bị đói đang kéo nhau đi phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo và phía trước đó là lá cờ đỏ bay phấp phới trong gió

Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn số 2

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân được trích trong tập Con chó xấu xí. Chuyện kể về số phận bi thương của một chàng trai với cái tên là Tràng. Trong thời buổi đói kém hoành hành của những năm 1945 đã khiến hơn 2 triệu người chết đói, đâu đâu cũng là sự chết chóc, thê lương mà Tràng lại cưới vợ (hay nói đúng hơn là nhặt được vợ). Tràng là một chàng nghèo, xấu xí, ăn nói cộc lốc, thô kệch, ấy thế mà lại lấy được vợ. Khi nghe tin anh Tràng có vợ thì cả xóm ai nấy đều ngạc nhiên và lo lắng cho anh, đặc biệt là mẹ của anh – bà cụ Tứ mang tâm trạng vui buồn đan xen. Khi con trai của bà cưới vợ mà bà lại chẳng có gì hơn ngoài những lời chúc phúc, dặn dò, khuyên răn hai vợ chồng anh. Bữa cơm đầu tiên ăn mừng cho sự xuất hiện của nàng dâu mới, chẳng có gì ngoài bát cháo loãng cùng nồi chè khoán nhưng lại ấm áp vô cùng, bà cụ kể toàn những chuyện vui, bà hi vọng rằng tương lai của hai đứa con mình sẽ tươi sáng hơn. Bỗng tiếng trống thúc thuế dồn dập vang lên, trong đầu Tràng nghĩ tới khung cảnh lá cờ Việt Nam bay phất phới cùng đoàn người đi cướp kho thóc của Nhật để chia cho dân nghèo. Đó chính là tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau của người dân cùng khổ trong chiến tranh và họ vẫn luôn tin và hi vọng rằng sẽ có một tương lai tươi sáng hơn đang chờ đón họ phía trước.

Trên đây là bản tóm tắt truyện “Vợ nhặt” đầy đủ, ngắn gọn nhất, mong rằng nó sẽ là tư liệu học tập bổ ích cho các bạn học sinh. 

Tham khảo một số tài liệu, văn mẫu, đề bài tập học tốt môn Văn THPT miễn phí TẠI ĐÂY. Chúc các bạn học tốt!