Top các mẫu kết bài Đò lèn – Nguyễn Duy chọn lọc, siêu hay

0

Mỗi một bài văn muốn đạt được điểm trọn vẹn bắt buộc phải đủ 3 phần Mở bài, thân bài và kết bài. Dù bạn đã viết tốt ở hai phần đầu, nhưng các bạn bỏ qua hoặc viết phớt lờ ở kết bài thì điểm của các bạn chắc chắn sẽ không cao. Vì vậy, ở bài viết này Butbi gửi đến các bạn một số mẫu kết bài Đò lèn (Nguyễn Duy) cho các bạn tham khảo, cùng theo dõi nhé.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Top các mẫu kết bài Đò lèn – Nguyễn Duy chọn lọc, siêu hay
Top các mẫu kết bài Đò lèn – Nguyễn Duy chọn lọc, siêu hay

Tham khảo thêm:

Mẫu kết bài Đò Lèn số 1

Với những vần thơ hết sức chân thật, mộc mạc, giản dị và đầy cảm xúc trong “Đò lèn” Nguyễn Duy đã mang đến cho người đọc  những miền ký ức ngọt ngào, vui tươi, hồn nhiên với hình ảnh người cháu hiếu động, nghịch ngợm, nhưng cũng không ít gian truân với hình ảnh người bà tần tảo, vất vả, lam lũ. Chẳng cần phải sử dụng những biện pháp nghệ thuật cầu kỳ, máy móc, những hình ảnh trong bài thơ đều hiện lên một cách vô cùng chân thật, tự nhiên, thân thuộc cũng giống như tình cảm chân thành, tha thiết của người cháu dành cho người bà đã hi sinh cả cuộc đời mình để yêu thương đứa cháu nhỏ là một lẽ tự nhiên. Chính điều đó đã tạo lên nét đặc sắc riêng, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Mẫu kết bài phân tích Đò Lèn số 2 

Như vậy, với giọng điệu chân thành, sâu sắc và sự khéo léo, tinh tế khi sử dụng phép đối giữa hai bờ hư – thực, giữa bà ngoại với tiên Phật, với thánh thần và giữa sự hiếu động, vô tư, vô lo vô nghĩ của người cháu với những cơ cực, vất vả, sự hi sinh cao cả của người bà đã góp phần tạo lên sự thành công của tác phẩm. Chẳng cần mượn một hình ảnh biểu tượng nào để thể hiện tình cảm của mình với người bà mà ông đã trực tiếp biểu lộ tình cảm ấy qua hình ảnh người bà vất vả, lam lũ, tần tảo. Chính điều đó đã để lại những dư âm vang vọng mãi trong lòng độc giả.

Mẫu kết bài phân tích bài thơ Đò Lèn số 3

Bà đã về với cõi thần tiên, dưới gối Phật tổ và mang theo tất cả những kí ước tuổi thơ đẹp đẽ, vui tươi nhất của người cháu, để khi cháu lớn khôn, đã trở thành người lính tình yêu của bà đã trở thành sức mạnh vô hình để cháu cầm súng chiến đấu bảo vệ những gì đẹp đẽ nhất của đất nước, của quê hương. Có lẽ đây cũng chính là sự tiếp nối sự sống mang ý nghĩa cao cả nhất.

Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảm của người cháu dành cho người bà kính yêu, đồng thời qua những hồi ức của nhà thơ cũng đã đưa người đọc về với tuổi thơ của mình, để họ nhận ra những giá trị đích thực của cuộc đời, nhắn nhủ họ biết yêu thương và trân trọng những người thân hơn.

Mẫu kết bài phân tích khổ thơ cuối bài thơ Đò lèn

Khổ thơ cuối của Nguyễn Duy như làm thức tỉnh tâm hồn người đọc, khiến mỗi người trong chúng ta phải giật mình, tự nhìn lại bản thân xem liệu mình đã thực sự biết trân trọng, yêu thương người thân – những người ở bên cạnh chúng ta hay chưa. Và từ đó mang đến một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc, muốn nhắc nhở chúng ta rằng: “Hãy học cách trân trọng và biết ơn những gì mà bạn đang có, trước khi để thời gian dạy cho bạn biết phải trân trọng những gì bạn đã từng có”.

Mẫu kết bài phân tích tình yêu quê hương, đát nước trong bài thơ Đò Lèn

Như vậy, cùng với hình ảnh người bà, quê hương Đò Lèn cũng hiện lên một cách thật sống động giữa tuổi thơ chan hòa. Nó xuất hiện trong cái nghịch ngợm thiếu thời, trong từng giấc mơ trẻ thơ, là nơi mà con người vẫy vùng, ngụp lặn. Mảnh đất khi thanh bình, yên ả lúc lại đau đớn oằn mình vì bom đạn, chiến tranh nhưng lúc nào cũng phảng phất hương huệ thơm ngần quẩn quanh, cái thứ hương vị đã trở thành đặc trưng tồn tại trong tiềm thức.

Đò Lèn của cống Na, của chùa Trần hay của con sông 2 bờ bồi lở, cái tên mộc mạc mà chân tình thiết tha. Đò Lèn – nơi đó có bà, có cháu, có quê hương, có tất cả hoài niệm, có yêu thương tồn tại vĩnh hằng cùng nỗi nhớ!

Mẫu kết bài phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò lèn

Trong vô vàn những kí ức tuổi thơ của mỗi con người thì hình ảnh đọng lại trong ký ức với rất nhiều những nỗi niềm, đó chính là hình ảnh lam lũ, tần tảo, âm thầm với muôn ngàn khó khắn, vất vả để nuôi dạy đứa con, đứa cháu hiếu động, nghịch ngợm của những người bà, người mẹ Việt Nam. Ta cũng bắt gặp hình ảnh đó trong thơ của Nguyễn Duy, nhưng thật lạ khi đi vào thơ của ông ta lại thấy xúc động lòng người và có sức ám ảnh đến vậy, có lẽ bởi tính chân thực của đời sống và cái nhìn trìu mến, pha chút xót xa, hối hận muộn màng của người cháu khi đã trưởng thành. Cuộc đời thực của người bà được nhà thơ gửi gắm lại trong bài thơ.

Mẫu kết bài phân tích nghệ thuật độc đáo trong Đò lèn

Đò Lèn là một bài thơ viết về chủ đề quốc dân tuy vậy nó không hề bị mờ nhạt mà vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ cách diễn tả độc đáo, nhờ sự phô bày những yêu thương chân thành của người viết một cách gần gũi, chân thật nhất. Tình yêu thương bà luôn gắn với cảm thức chùa chiền, tiên phật, thánh thần nên mang màu sắc thanh khiết, sáng trong. Hàng loạt những địa danh thân thuộc của quê hương được gọi tên lại càng tô đậm sự chân thực trong cảm xúc. Đó chính là những nét riêng, độc đáo mà khi đọc Đò Lèn chúng ta không thể nhầm với Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh hay Bếp lửa của Bằng Việt

Như vậy, qua những mẫu kết bài phân tích Đò Lèn  – Nguyễn Duy trên các bạn đã có thêm những ý tưởng mới cho bài viết của mình, mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn.