Bài viết dưới đây, Butbi sẽ giới thiệu cho các bạn một số mẫu mở bài Dọn về làng hay, súc tích nhất để các bạn có thêm gợi ý cho bài viết của mình, qua đó có người chấm sẽ có ấn tượng với cách dẫn dắt của bạn và bài viết cũng sẽ đạt được số điểm cao hơn, cùng tham khảo dưới đây nhé.
Tham khảo thêm:
Mẫu mở bài Dọn về làng hay số 1 (Mở bài trực tiếp)
Bài thơ“Dọn về làng” được Nông Quốc Chấn viết sau chiến thắng giải phóng biên giới năm 1950, một chiến thắng có ý nghĩa to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Pháp: mở thông chiến khu với các nước xã hội chủ nghĩa. Song bài thơ lại không đi vào ý nghĩa chính trị khô khan ấy. Chiến thắng ấy còn mang ý nghĩa giải phóng đối với cuộc đời của bà con người dân tộc. Ý nghĩa toát ra từ bài thơ qua bút pháp kể chuyện, miêu tả sinh động, chân thực. Cùng phân tích bài thơ để thấy được điều đó nhé.
Mẫu mở bài Dọn về làng hay số 2 (Mở bài trực tiếp)
Bài thơ “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn được sáng tác trong chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950, đây là tác phẩm tiêu biểu nhất làm lên tên tuổi của ông. Bài thơ thể hiện khí thế hào hùng, vẻ vang của dân tộc, là món ăn tinh thần, góp phần vào thắng lợi vang dội của nhân dân ta.
Mở bài Dọn về làng hay số 3 (Mở bài trực tiếp)
Đọc bài thơ “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn, người đọc như cảm nhận được không khí hào hùng, vẻ vang của dân tộc sau ngày chiến thắng. Bài thơ được sáng tác sau khi chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950 giành thắng lợi, qua đó tái hiện lại cuộc sống cơ cực của người dân trong chiến tranh, đồng thời thế hiện sự vươn lên, sự hồi sinh mạnh mẽ của con người và mảnh đất Tây Bắc khi hòa bình lập lại.
Nguyên tác bài thơ bằng tiếng Tày, sau đó được Nông Quốc Chấn dịch ra tiếng phổ thông theo thể thơ tự do. Đây là một bài thơ hay, xuất sắc và nó đã được tặng giải Nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và học sinh thế giới tại Béc-lin năm 1951, sau đó bài thơ đã được dịch sang tiếng Pháp và giới thiệu trên tạp chí Châu Âu.
Bài thơ như mang đến một luồng sinh khí mới, một cuộc sống tươi đẹp cho đồng bào dân tộc miền núi giữa lúc chiến tranh ác liệt. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tương phản giữa quá khứ đầy mất mát đau thương với niềm vui chiến thắng và giải phóng để ca ngợi sự vươn dậy và sự hồi sinh mạnh mẽ của quê hương và của đồng bào các dân tộc Cao – Bắc- – Lạng.
Mở bài Dọn về làng hay số 4 (Mở bài gián tiếp)
Nông Quốc Chấn – một nhà thơ tài năng, ông cũng là một trong những gương mặt văn hóa tiêu biểu nhất đại diện cho tầng lớp trí thức của các dân tộc thiểu số trưởng thành trong đấu tranh cách mạng và chiến tranh vệ quốc. Đóng góp nổi trội nhất của ông là những tác phẩm thơ. Thơ Nông Quốc Chấn mang nét cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên hơi thở riêng biệt trong suy tư và cách diễn đạt của người miền núi: vừa giản dị, tự nhiên vừa giàu hình ảnh. Với những đóng góp to lớn của mình vào nền văn học nước nhà, năm 2000, ông đã vinh dự được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Bài thơ “Dọn về làng” là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của ông viết về chính quê hương mình trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều đau thương mà vô cùng anh dũng.
Mở bài Dọn về làng hay số 5 (Mở bài gián tiếp)
Nhân dân Việt Nam ta đã phải chịu biết bao những cực khổ đắng cay, những mất mát đầy thương đau do thực dân Pháp gây lên. Hiểu và cảm thông cho những nỗi đau ấy, Nông Quốc Chấn – một nhà thơ người dân tộc Tày đã sáng tác lên bài thơ “Dọn về làng” một mặt để tố cáo tội ác của kẻ thù một mặt thể hiện khí thế hào hùng của dân tộc khi giành được chiến thắng và ca ngợi sự hồi sinh nhanh chóng của con người và mảnh đất Tây Bắc sau khi chiến tranh qua đi.
Mở bài Dọn về làng hay số 6 (Mở bài gián tiếp)
Nông Quốc Chấn là một nhà thơ người dân tộc Tày, ông cũng là một trong những gương mặt văn hóa tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp tri thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trưởng thành trong đấu tranh cách mạng và trong chiến tranh vệ quốc.
Thơ ca của Nông Quốc Chấn giàu cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên những nét riêng biệt trong lối suy tư và diễn đạt của người miền núi: vừa mộc mạc, giản dị, tự nhiên vừa giàu hình ảnh. Tiêu biểu cho lối viết ấy là bài thơ “Dọn về làng”, bài thơ viết về quê hương của chính tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp chịu nhiều đau thương mà anh dũng.
Bài thơ thấm đượm cảm xúc và tình yêu chân thành, thiết tha nồng nàn của tác giả đối với nhân dân, với đất nước. Ông trân trọng và đồng cảm, xót thương cho những khó khăn, vất vả, những nỗi đau thương mất mát mà nhân dân ta phải gánh chịu, đồng thời ông cũng bày tỏ lòng căm phẫn trước những tội ác tày trời của lũ giặc hung hãn gây ra. Và rồi, sau tất cả, chiến thắng lại về tay nhân dân, hòa bình lập lại, mọi người sơ tán nay đã được trở về với ngôi làng và bắt đầu lại cuộc sống yên bình như thuở xưa.
Mở bài Dọn về làng hay số 7 (Mở bài gián tiếp)
Nông Quốc Chấn sinh năm 1923, mất năm 2002, ông là một nhà văn, nhà thơ người dân tộc Tày và là một trong những gương mặt văn hóa tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp trí thức của đồng bào dân tộc thiểu số trưởng thành trong kháng chiến. Đóng góp chủ yếu cho nền văn học Việt Nam của Nông Quốc Chấn đó chính là thơ, với những cảm xúc chân thành mộc mạc, giản dị, lời thơ toát lên hơi thở riêng biệt mang đậm lối tư duy và diễn đạt của người dân tộc miền núi, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, tự nhiên và đậm chất núi rừng Tây Bắc.
Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 kết thúc và giành thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hòa vào không khí vui tươi, phấn khởi của bà con nhân dân miền núi và của nhân dân cả nước nhà thơ Nông Quốc Chấn đã chắp bút cho ra tác phẩm “Dọn về làng” viết về chính quê hương của tác giả trong những năm tháng chiến đấu đầy thương đau, mất mát mà anh dũng, đồng thời cũng nêu lên những ý nghĩa lớn lao của kháng chiến thắng lợi đối với đời sống cũng như con người, nhân dân Tây Bắc.
Mong rằng với những mẫu mở bài Dọn về làng mà Butbi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn học sinh có thêm những ý tưởng hay cho phần dẫn dắt người đọc vào bài viết của mình.