Trước khi đăng kí ngành Tài Chính – Ngân Hàng hãy đọc bài viết này

0

Tài chính – Ngân hàng được đánh giá là ngành học có sức hút lớn bởi khi tốt nghiệp các sinh viên có cơ hội được làm việc tại những ngân hàng, tập đoàn tín dụng, doanh nghiệp tài chính lớn, mà được đánh giá là có môi trường làm việc chuyên nghiệp, với những mức thu nhập hấp dẫn.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

PEN 2024  GIẢI PHÁP LUYỆN THI LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT TOÀN DIỆN

✅ Chắc vé Đại học TOP với lộ trình luyện thi toàn diện

✅ Giảm 2/3 gánh nặng thi cử nhờ hệ thống đầy đủ kiến thức theo sơ đồ tư duy

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình ôn luyện

Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì?

Ngành Tài chính – Ngân hàng (tên tiếng Anh là Finance and Banking) là một ngành học liên quan đến dịch vụ giao dịch, lưu thông và vận hành tiền tệ qua ngân hàng và các công cụ tài chính mà ngân hàng phát hành trong phạm vi nội địa, quốc tế. 

Theo học ngành này, người học sẽ có kiến thức về kinh tế học, tài chính và phân tích tài chính, đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; thực hành nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại; từ đó nâng cao chuyên môn để có thể đưa ra các phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ, đồng thời ứng biến linh hoạt trước những rủi ro phát sinh. 

Bên cạnh đó, người học còn được trang bị một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng làm việc nhóm; tư duy phản biện…

Học ngành Tài chính – Ngân hàng cần tố chất gì?

Với đặc thù công việc là tiếp xúc thường xuyên với các con số, người học ngành Tài chính – Ngân hàng cần có khả năng tính toán, tư duy logic tốt. Ngoài ra sau khi tốt nghiệp và bước vào làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, sinh viên cần đáp ứng các tố chất quan trọng như trung thực, tỉ mỉ vì đây là lĩnh vực liên quan đến tiền, đòi hỏi sự cẩn trọng, chính xác. 

Để gắn bó lâu dài với ngành, nhất là trong thời điểm nền kinh tế số đòi hỏi phải nâng cao tốc độ xử lí công việc, người làm ngành Tài chính – Ngân hàng cần có khả năng chịu áp lực công việc cường độ cao. Ngoài ra, năng lực ngoại ngữ và tin học cũng được coi là “chìa khóa vàng” tạo lợi thế nếu sinh viên tốt nghiệp ngành này muốn có sự bứt phá, thăng tiến lâu dài trong nghề nghiệp.

Ngành Tài chính – Ngân hàng lấy bao nhiêu điểm?

Tại khu vực miền Bắc, điểm chuẩn vào ngành Tài chính – Ngân hàng tại các trường tốp đầu trung bình từ 25 điểm trở lên. Các trường đại học được đánh giá có chất lượng đào tạo tốt ngành Tài chính – Ngân hàng có thể kể đến là Học viện Ngân Hàng, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân…. Năm 2020, ngành Tài chính – Ngân hàng tại trường Đại học Ngoại thương đã có mức điểm chuẩn là 27,65.

Tương tự tại khu vực miền Nam, một số trường đại học năm 2020 điểm chuẩn trên 25 điểm là Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Kinh tế – Luật TP HCM…

Để xét tuyển đại học ngành Tài chính – Ngân hàng, học sinh có thể lựa chọn nhiều tổ hợp môn. Hiện nay, các trường đại học trên cả nước đang xét tuyển ngành này dựa trên kết quả của tổ hợp A00, A01, D01, D03, D04, D06, D07 và C01. Cụ thể:

  • Tổ hợp A00 bao gồm các môn Toán, Vật lí, Hóa học.
  • Tổ hợp A01 bao gồm các môn Toán, Vật lí, Tiếng Anh.
  • Tổ hợp D01 bao gồm các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.
  • Tổ hợp D03 bao gồm các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp.
  • Tổ hợp D04 bao gồm các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung.
  • Tổ hợp D06 bao gồm các môn Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật.
  • Tổ hợp D07 bao gồm các môn Toán, Hóa học, Tiếng Anh.
  • Tổ hợp C01 bao gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lí.

Học ngành Tài chính – Ngân hàng ra trường làm gì?

Ngành Tài chính - Ngân hàng là gì? Tổ hợp xét tuyển và cơ hội việc làm

Những năm gần đây, các ngân hàng, tập đoàn tín dụng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính đang trong “cơn khát” tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Cơ hội việc làm trong ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn còn rộng mở, tuy nhiên tỉ lệ cạnh tranh không hề thấp. Điều này đòi hỏi người học phải nỗ lực học hỏi và trau dồi kiến thức, kỹ năng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng có thể hoạt động tại một số cơ quan, tổ chức như:

  • Các ngân hàng thương mại với vị trí giao dịch viên, phân tích tín dụng và thanh toán quốc tế, chuyên viên chăm sóc khách hàng ưu tiên…
  • Các tổ chức tài chính phi ngân hàng (như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư…) với vị trí chuyên viên tư vấn tài chính, nhân viên phân tích tài chính…
  • Công ty chứng khoán với vị trí tư vấn viên, giao dịch viên chứng khoán, chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán có nhiệm vụ chính là hỗ trợ khách hàng các thủ tục lập tài khoản chứng khoán và nắm rõ thời gian mở các phiên giao dịch…
  • Công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng trung ương,  Cục Thuế… hay làm việc tại bộ phần tài chính, định giá của các tổ chức trong và ngoài nước.
  • Tham gia công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Ngoài ra, sinh viên nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng còn có thể làm các công việc khác như kế toán, kiểm toán… Tuy nhiên, những vị trí này đòi hỏi người làm phải có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu nên nếu có nguyện vọng, sinh viên nên nghiên cứu và tham gia một số khóa học đào tạo nghiệp vụ và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho vị trí này.