Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Văn Tùng (giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về Tụ điện.
I. Tụ điện.
1. Tụ điện là gì?
Là hệ hai vật dẫn (2 bản điện) đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Nó dùng để chứa điện tích.
Kí hiệu:
Tụ điện phẳng: Gồm 2 bản kim loại đặt song song, đối diện ngăn cách nhau bởi lớp điện môi.
2. Cách tích điện cho tụ điện.
Nối 2 bản của tụ điện vào hai cực của nguồn điện. Bản nối với cực dương cho tích điện (+), bản nối với cực âm cho điện tích (-).
- Độ lớn điện tích trên hai bản bằng nhau.
- Điện tích của tụ điện là điện tích của bản dương.
II. Điện dung của tụ điện.
1. Định nghĩa.
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích và hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ điện.
Biểu thức: C=Q/U
Đơn vị: F (Fara)
2. Một số đơn vị khác.
3. Các loại tụ điện.
*Tên gọi phụ thuộc vào lớp điện môi giữa hai bản tụ như tụ điện giấy, tụ điện không khí, tụ sứ,…
Trên tụ ghi điện dung và hiệu điện thế giới hạn của tụ.
4. Ghép tụ điện bao gồm ghép song song và ghép nối tiếp:
Lưu ý:
- Ghép C ngược với ghép điện tử.
- Ghép nối tiếp: Q giống nhau.
- Ghép song song: U giống nhau.
5. Năng lượng điện trường trong tụ điện.
III. Vận dụng.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Vật lí lớp 11.