Tế bào nhân thực – Môn Sinh học – Lớp 10

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đinh Đức Hiền (giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Tế bào nhân thực “.

1. Nhân

+ Cấu tạo: Nhân có màng là photpholipit có các lỗ màng nhân; dịch nhân (chứa nhiễm sắc thể).

+ Chức năng: Nhân là nơi chứa đựng thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua điều khiển tổng hợp protein.

2. Mạng lưới nội chất và thể golgi.

a. Mạng lưới nội chất

+ Mạng lưới nội chất gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

  • Lưới nội chất hạt trên màng có gắn các hạt riboxom.
  • Lưới nội chất trơn trên màng không gắn các hạt riboxom mà gắn các enzym.

+ Chức năng

  • Lưới nội chất hạt tổng hợp nên protein
  • Lưới nội chất trơn tham gia tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại.

+ Ribosome: cấu tạo từ ARN (rARN) không có màng bao bọc có chức năng tổng hợp protein.

b. Thể golgi

  • Cấu tạo là một chồng túi màng dẹp xếp chồng lên nhau.
  • Chức năng: cấu tạo tế bào, tham gia phản ứng sinh hóa, tiết ra ngoài tế bào.

3. Ti thể, lục lạp, không bào.

a. Ti thể

  • Ti thể gồm màng trong và màng ngoài
  • Ti thể tạo ra ATP (bào quan hô hấp tế bào)

b. Lục lạp

  • Lục lạp chỉ có ở thực vật, có ADN, có ribosome, số lượng khác nhau ở các tế bào.
  • Lục lạp có vai trò tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

c. Lizoxom

Lizoxom chỉ có ở động vật, giúp phân giải các chất cặn bã.

d. Không bào

Không bào ở mỗi vị trí khác nhau, các tế bào khác nhau có chức năng và kích thước khác nhau.

4. Màng sinh chất và một số cấu trúc khác

a. Màng sinh chất

Màng sinh chất có cấu tạo gồm photpholipit và protein.

Chức năng:

  • Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc
  • Thu nhận thông tin cho tế bào

b. Một số cấu trúc khác

  • Thành tế bào: Ở thực vật có xenluloso, nấm có kitin.
  • Chất nền ngoại bào giúp các tế bào gắn kết với nhau.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 10.