Tế bào nhân sơ – Môn Sinh học – Lớp 10

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đinh Đức Hiền (giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Tế bào nhân sơ “.

I. Màng và thành

+ Màng nhầy (lớp vỏ) tạo thành khi điều kiện sống bất lợi, thành phần chủ yếu là protein.

+ Thành tế bào được cấu tạo bởi peptidoglican (hidratcacbon + đoạn peptit ngắn), nó có nhiệm vụ bảo vệ tế bào và định hình vi khuẩn.

+ Căn cứ vào thành tế bà0 và dựa trên phương pháp nhuộm tế bào (nhuộm gram) vi khuẩn được chia làm hai loại:

  • Vi khuẩn gram + có thành dày và bắt nhuộm màu tím.
  • Vi khuẩn gram – có thành mỏng và bắt nhuộm màu đỏ.

+ Màng sinh chất được cấu tạo từ:

  • 1 lớp photpholipit kép.
  • Phân tử protein.

-> Đóng vai trò là các kênh vận chuyển, có tính thấm chọn lọc.

II. Cấu trúc bên trong

+ Vùng nhân: chưa có màng nhân bao bọc, có ADN vòng chứa thông tin di chuyển của vi khuẩn.

+ Tế bào chất chứa các ribosom và hạt dự trữ.

+ Lông roi: bản chất là protein, có vai trò giúp các tế bào vi khuẩn di chuyển.

+ Bao quanh vi khuẩn là Lông thường và Lông giới tính.

=> Đặc điểm chung:

  • Cấu tạo đơn giản
  • Không có màng nhân bao bọc cách nhân
  • Không có hệ thống nội màng
  • Tế bào vi khuẩn nhỏ, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng mạnh, sinh sản và phát triển nhanh.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 10.