Vận chuyển các chất trong cây – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Vận chuyển các chất trong cây”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1. Vận chuyển trong mạch gỗ.

a. Mạch gỗ.

+ Mạch gỗ có cấu trúc gồm các tế bào chết với đặc điểm sau:

  • Thành dày.
  • Thấm gỗ (lignin).

-> Giúp nâng đỡ cơ học.

+ Mạch gỗ bên trong rỗng và không có tế bào.

+  Mạch gỗ có hệ thống các lỗ ngang.

+ Mạch gỗ gồm hai loại cấu trúc:

  • Quản bào.
  • Yếu tố ống dẫn.

b. Dịch mạch gỗ.

Nước, khoáng sau khi hấp thu ở rễ và vượt qua caspari đi vào mạch gỗ nên dịch mạch gỗ có nước và khoáng.

c. Động lực của dòng mạch gỗ.

  • Áp suất rễ: Lực đẩy nước, khoáng từ phía dưới đẩy lên trên gây ra áp suất rễ.
  • Lực kết cố giữa các phân tử nước.
  • Lực kéo gây ra bởi sự thoát hơi nước.

2. Vận chuyển trong mạch rây.

a. Mạch rây.

Mạch rây là hệ thống mạch chuyên hóa với hai thành phần:

  • Ống rây có các tế bào sống, không có nhân, không có các bào quan, xung quanh có các tế bào kèm giàu ti thể.
  • Tế bào kèm giàu năng lượng và ti thể để cung cấp năng lượng.

b. Thành phần dịch mạch rây

Sacruso (sản phẩm quang hợp từ lá) bao gồm các hợp chất hữu cơ như vitamin, axit amin, phyto hormon.

Bên cạnh đó còn chứa các ion khoáng: K+

c. Động lực vận chuyển chất trong mạch rây.

+ Cơ quan nguồn: Lá

+ Cơ quan đích: Rễ

Cơ quan nguồn có nồng độ chất tan cao, chất đi dọc ống rây theo chiều gradien nồng độ -> Chênh lệch áp suất thẩm thấu khiến cho dòng chất tan di chuyển.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.