Sự hấp thu nước và muối khoáng ở rễ – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Sự hấp thu nước và muối khoáng”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1. Rễ – cơ quan hấp thụ nước/khoáng

  • Rễ là một thành phần của cơ quan sinh dưỡng ở thực vật.
  • Rễ có chức năng cơ học giúp cho thực vật bám vào các giá thể và chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
  • Cấu trúc của rễ phù hợp với chức năng

2. Rễ cây làm tăng diện tích hấp thu

  • Sự phân nhánh của rễ và số lượng lớn lông hút -> Tổng diện tích và chiều dài rễ dài.
  • Lông hút tạo ra bề mặt hấp thu đủ lớn để hấp thu nước và khoáng cho cây.

3. Lông hút

Lông hút là tế bào biểu bì biến dạng.

Đặc điểm:

  • Thành mỏng.
  • Tế bào chất đậm đặc, giàu ti thể.
  • Không bào lớn chạy dọc lông hút.

4. Cơ chế hấp thu nước và muối khoáng.

a. Ở tế bào lông hút

– Hấp thu nước: Nước từ dung dịch đất đi vào lông hút theo cơ chế thụ động do nồng độ chất tan trong tế bào chất cao.

b. Hấp thu khoáng

– Sự vận động của dòng nước có thể kéo theo các ion khoáng.

– Cơ chế:

  • Hấp thu thụ động: đi theo chiều gradien nồng độ, không tốn năng lượng
  • Hấp thu chủ động: đi ngược chiều gradien nồng độ, tốn năng lượng ATP.

4. Các nhân tố ảnh hưởng hấp thu ở rễ

+ Nồng độ dung dịch đất: Nếu nồng độ chất tan quá cao, cây không lấy được nước gọi là hạn sinh lý.

+ Độ Ph không phù hợp dẫn đến khả năng hấp thu nước và khoáng chất kém.

+ Nhiệt độ không phù hợp dẫn đến các enzym bị tổn thương, hoạt động hô hấp suy giảm

+ Oxi trong đất thấp gây ra hiện tượng rễ gây hấp thu kém.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.