Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật – Môn Sinh học – Lớp 10

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đinh Đức Hiền (giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật”.

I. Sự sinh trưởng của vi sinh vật.

1. Khái niệm.

Thời gian từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào phân chia hoặc thời gian để quần thể sinh vật tăng gấp đôi đó chính là thời gian thế hệ.

VD: Vi khuẩn ecoli, g=120′ -> Sự sinh trưởng theo hàm số mũ.

2. Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong các môi trường nuôi cấy.

  • Môi trường nuôi cấy không liên tục: không bổ sung chất dinh dưỡng và không lấy đi chất thải, không rút bớt vi sinh vật.
  • Môi trường nuôi cấy không liên tục: có bổ sung chất dinh dưỡng, lấy bớt đi các chất thải và rút bớt đi số lượng vi sinh vật.

Để quần thể không suy vong cần bổ sung chất dinh dưỡng và lấy bớt đi dịch nuôi cấy. => Ứng dụng trong sản xuất từ vi sinh vật: enzym, axit amin,…

III. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng vi sinh vật.

1. Các chất hóa học:

*Các chất kích thích sự sinh trưởng: Một số chất hữu cơ với hàm lượng nhỏ như axitamin, vitamin,…nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật sinh trưởng.-> Nhân tố sinh trưởng.

Nhân tố sinh trưởng bao gồm: Vi sinh vật khuyết dưỡng bản thân vi sinh vật không tự tổng hợp ra được; Vi sinh vật nguyên dưỡng.

2. Các yếu tố lí học:

  • Nhiệt độ: có nhiều loại sinh vật ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt, siêu ưa nhiệt.
  • Độ ẩm: Vi khuẩn ưa ẩm, nấm men, nấm sợi thì ưa khô.
  • Ph ảnh hưởng tới hoạt tính enzym, tính thầm của màng tế bào, việc tổng hợp ATP: vi sinh vật ưa axit, ưa kiềm, ưa trung tính.
  • Ánh sáng: các vi sinh vật quang tự dưỡng và quanh dị dưỡng ảnh hưởng tới sinh sản, tổng hợp sắc tố, vận động của vi sinh vật.
  • Áp suất thẩm thấu: đưa sinh vạt vào môi trường ưu trương ức chế sự sinh trưởng.

II. Sinh sản của sinh vật.

Các hình thức sinh sản của vi sinh vật:

  • Vi sinh vật nhân sơ: Hình thức phân đôi, bào tử (ngoại bào tử và bào tử đốt), nảy chồi.
  • Vi sinh vật nhân thực: Hình thức phân đôi xảy ra ở tảo và động vật nguyên sinh, bào tử (bào tử kín, bào tử trần), nảy chồi chủ yếu của nấm men, sinh sản hữu tính bào tử chuyển động kết hợp tế bào.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 10.